Giới thiệu về Công ty Kiểm toán TTP

Công ty TNHH kiểm toán TTP là một công ty chuyên nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Kiểm toán, Tư vấn Tài chính, Kế toán và Tư vấn thuế

Công ty TNHH Kiểm toán TTP (Đổi tên từ Công ty TNHH Kiểm toán ASC) được thành lập ngày 01/09/2008. Với hầu hết đội ngũ cán bộ lãnh đạo, kiểm toán viên, kỹ thuật viên và nhân viên của công ty là những người đã từng làm lãnh đạo và công tác tại các công ty kiểm toán hàng đầu của Bộ Tài Chính Việt Nam tách ra thành lập. Công ty TNHH Kiểm toán TTP là một công ty chuyên nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kiểm toán, tư vấn tài chính kế toán, tư vấn thuế và xác định giá trị doanh nghiệp.

 

Trụ sở giao dịch và làm việc tại: Tầng 12 Tháp Tây, tòa nhà Hancorp Plaza, số 72 Trần Đăng Ninh – Phường Dịch Vọng – Quận Cầu Giấy – TP Hà Nội

Điện thoại:                (04) 37 425 888 / 37 578 666

Fax:                            (04) 37 578 666

Email:

 

Chi nhánh công ty tại Hà Nội có trụ sở tại: Nhà A3BT6 khu đô thị mới Hạ Đình, ngõ 214 đường Nguyễn Xiển, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nội

Điện thoại:                0913 505 280

Fax:

 

Chi nhánh công ty tại Thành phố Hồ Chí Minh có trụ sở tại: Số 94 Nguyễn Thị Thập – Phường Tân Hưng – Quận 7 – TP Hồ Chí Minh.

Điện thoại:                (08)     62.630.788

Fax:                            (08)     62.608.089

 

Chi nhánh Miền Bắc có trụ sở tại số 560A, đường Nguyễn Văn Cừ, phường Gia Thụy, quận Long Biên, TP Hà Nội

Điện thoại:                0913 030 199

Fax:

 

Mục tiêu hoạt động Mục tiêu hoạt động của chúng tôi là nhằm cung cấp các dịch vụ chuyên ngành tốt nhất, đảm bảo quyền và lợi ích cao nhất cho khách hàng, cung cấp những thông tin với độ tin cậy cao cho công tác quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh và quản lý đầu tư xây dựng, mang lại hiệu quả cao nhất. Hơn thế nữa với kinh nghiệm thực tiễn về chuyên ngành, gần gũi và tận tình với khách hàng, tinh thông nghiệp vụ và có nhiều kinh nghiệm thực tế tại Việt Nam, chúng tôi nắm rõ các yêu cầu trong quản lý đầu tư XD và quản lý sản xuất kinh doanh, các khó khăn mà khách hàng sẽ gặp phải và hỗ trợ khách hàng giải quyết tốt các vấn đề đó mà ít có một tổ chức dịch vụ chuyên ngành nào tại Việt Nam có thể thực hiện được. Đội ngũ nhân viên Để hoạt động thành công và có hiệu quả chúng tôi luôn coi trọng vấn đề trình độ và kinh nghiệm của đội ngũ kiểm toán viên, kỹ thuật viên và nhân viên. Hiện nay TTP có đội ngũ kiểm toán viên, kỹ thuật viên và nhân viên được đào tạo đại học và trên đại học chuyên ngành tài chính, ngân hàng – kế toán và kiểm toán, kỹ thuật xây dựng từ các trường Đại học danh tiếng ở trong nước và ở nước ngoài, cùng với các cộng tác viên bao gồm các chuyên gia đầu ngành với kinh nghiệm và chuyên môn dày dạn chắc chắn sẽ đáp ứng những yêu cầu cao nhất của khách hàng.

 

Phương châm dịch vụ của TTP Nhằm đảm bảo cung cấp những dịch vụ tin cậy có chất lượng tốt nhất, mọi hoạt động của chúng tôi luôn tôn trọng nguyên tắc: độc lập, trung thực, khách quan và bảo mật, tuân thủ các quy định của Nhà nước Việt nam, các Chuẩn mực kiểm toán Việt nam do Nhà nước ban hành cũng như các Chuẩn mực kiểm toán quốc tế được chấp nhận chung. Bên cạnh đó chúng tôi cũng luôn nhận thức đặt lợi ích hợp pháp của khách hàng lên hàng đầu.

 

Ưu điểm nổi bật của TTP so với các tổ chức chuyên ngành tương tự Đội ngũ kiểm toán viên, kỹ thuật viên và nhân viên của chúng tôi được đào tạo bài bản, thành thạo về nghiệp vụ, có nhiều kinh nghiệm thực tiễn, đã nhiều năm làm lãnh đạo và công tác kiểm toán tại các công ty kiểm toán hàng đầu của Việt Nam nên chất lượng dịch vụ chúng tôi cung cấp cho Quý công ty sẽ là tốt nhất. Chúng tôi hiểu rõ tính hiệu quả của công tác Tư vấn và Kiểm toán vì vậy chúng tôi luôn đặt mục tiêu thực hiện dịch vụ với chất lượng cao nhất nhằm phát hiện những điểm yếu, những điểm còn thiếu sót, còn chưa đúng, chưa hợp lý trong công tác quản lý đầu tư, quản lý điều hành, trong hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ của Quý Công ty để từ đó đưa ra những đề xuất hợp lý và đúng đắn nhất nhằm giúp khách hàng khắc phục những tồn tại mà chúng tôi nhận thấy trong quá trình kiểm toán. Góp phần vào sự phát triển chung của khách hàng và cam kết đảm bảo chất lượng các dịch vụ cung cấp cho từng khách hàng, TTP luôn là người bạn đồng hành, luôn chia sẻ kinh nghiệm của mình với khách hàng trong mọi lúc, mọi nơi và sự thành công của khách hàng luôn là mục tiêu phấn đấu của chúng tôi. Chính vì những lý do đó, chúng tôi đã tạo dựng được niềm tin lớn lao ở khách hàng được khách hàng đánh giá cao và các dịch vụ này đã không ngừng phát triển.

 

Các dịch vụ của TTP Chúng tôi đã và đang cung cấp cho khách hàng nhiều loại hình dịch vụ có giá trị cao như:

  • Dịch vụ Kiểm toán
  • Kiểm toán các Báo cáo tài chính
  • Kiểm toán hoạt động các Dự án
  • Kiểm toán Báo cáo Quyết toán vốn đầu tư công trình hoàn thành
  • Kiểm toán rà soát và chuẩn đoán
  • Kiểm toán xác định vốn góp
  • Kiểm toán theo các thủ tục thỏa thuận trước
  • Giám định tài liệu kế toán, tài chính
  • Dịch vụ Kế toán
  • Hướng dẫn áp dụng chế độ kế toán – tài chính.
  • Xây dựng các mô hình tổ chức bộ máy kế toán
  • Mở, ghi sổ kế toán và lập các Báo cáo tài chính
  • Lập hồ sơ đăng ký chế độ kế toán Dịch vụ Tư vấn · Tư vấn về thuế
  • Tư vấn xây dựng cẩm nang quản lý tài chính
  • Tư vấn quyết toán tài chính và quyết toán vốn đầu tư XDCB hoàn thành.
  • Tư vấn về thẩm định giá tài sản
  • Tư vấn sáp nhập và giải thể doanh nghiệp
  • Các dịch vụ tư vấn khác: Dịch vụ xác định giá trị Doanh nghiệp và Tư vấn cổ phần hoá
  • Xác định giá trị tài sản doanh nghiệp để cổ phần hóa
  • Tư vấn xác định và lập hồ sơ xác định giá trị DN
  • Tư vấn đề xuất phương án xử lý lao động sau khi chuyển sang Công ty cổ phần
  • Tư vấn xây dựng phương án kinh doanh sau khi chuyển sang Công ty cổ phần
  • Tư vấn xây dựng điều lệ Công ty cổ phần · Tư vấn tổ chức đại hội CNVC.
  • Tư vấn các vấn đề sau khi có quyết định chuyển đổi DNNN thành Công ty cổ phần
  • Tư vấn tổ chức đại hội đồng cổ đông Dịch vụ Đào tạo & Hỗ trợ tuyển dụng
  • Tổ chức các khoá học bồi dưỡng kế toán trưởng, bồi dưỡng nghiệp vụ kế toán, kiểm toán nội bộ, quản trị doanh nghiệp.
  • Cung cấp các văn bản pháp quy, các tài liệu hướng dẫn kế toán các tài liệu tham khảo chuyên ngành tài chính kế toán.
  • Hỗ trợ tuyển dụng nhân viên chuyên ngành.

 

KINH NGHIỆM CỦA TTP TRONG HOẠT ĐỘNG CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ CHUYÊN NGÀNH

 

Kiểm toán Báo cáo tài chính doanh nghiệp:

Kiểm toán Báo cáo tài chính là một trong những thế mạnh của chúng tôi. Các kiểm toán viên của TTP đều là những chuyên gia với kinh nghiệm chuyên sâu về tài chính, kế toán, kiểm toán, tín dụng, thuế… Đội ngũ này đã từng thực hiện kiểm toán rất nhiều hợp đồng kiểm toán Báo cáo tài chính cho các doanh nghiệp, các dự án tài trợ, vay vốn của các tổ chức quốc tế. Trong đó có các tập đoàn kinh tế, các Tổng Công ty nhà nước; các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; các Ngân hàng thương mại, các tổ chức, các đơn vị sự nghiệp và các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác trong phạm vi cả nước. Qua hoạt động kiểm toán, Công ty đã giúp các khách hàng khắc phục những điểm còn tồn tại, hoàn thiện hệ thống quản lý, hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ, từ đó nâng cao chất lượng công tác quản lý tài chính và điều hành doanh nghiệp.

 

Kiểm toán Báo cáo Quyết toán vốn đầu tư XDCB hoàn thành:

Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về thực hành tiết kiệm chống lãng phí trong lĩnh vực đầu tư XDCB, Công ty TNHH Kiểm toán TTP đã tuyển chọn và đào tạo được đội ngũ cán bộ, kiểm toán viên và kỹ thuật viên có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao. Hàng năm, đội ngũ này đã thực hiện nhiều hợp đồng kiểm toán Báo cáo quyết toán vốn đầu tư XDCB hoàn thành, trong đó có nhiều công trình lớn, phức tạp. Hoạt động kiểm toán Báo cáo quyết toán vốn đầu tư XDCB hoàn thành của TTP sẽ góp phần giúp các chủ đầu tư loại bỏ được các chi phí bất hợp lý, tiết kiệm cho Ngân sách Nhà nước và cho chủ đầu tư. Đặc biệt, sẽ thúc đẩy công tác quyết toán và phê duyệt quyết toán vốn đầu tư XDCB hoàn thành được kịp thời, hỗ trợ khách hàng hoàn thiện hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ cũng như công tác quản lý đầu tư XDCB.

 

Dịch vụ kế toán

Đây cũng là một trong các lĩnh vực mà TTP có các nguồn lực mạnh mẽ và nhiều kinh nghiệm. Các cán bộ của TTP đều là những chuyên gia đã từng biên soạn nhiều tài liệu và giảng dạy cho nhiều doanh nghiệp thuộc các Tổng công ty Nhà nước và các cán bộ quản lý chuyên ngành. Chúng tôi có đủ khả năng cung cấp cho các khách hàng nhiều loại dịch vụ kế toán bao gồm: Tổ chức giảng dạy cập nhật những kiến thức mới về chế độ kế toán, tài chính và thuế; Xây dựng các mô hình tổ chức bộ máy kế toán và tổ chức công tác kế toán cho các doanh nghiệp mới thành lập, xây dựng hệ thống thông tin kinh tế nội bộ phục vụ công tác quản trị – kinh doanh; Rà soát, phân tích, cải tổ, hợp lý hoá bộ máy kế toán – tài chính đã có sẵn; Tư vấn giúp các doanh nghiệp thực hiện đúng các qui định về việc lập chứng từ, luân chuyển chứng từ, mở và ghi sổ kế toán, việc tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm, soát xét, điều chỉnh số liệu kế toán và khoá sổ kế toán, lập báo cáo kế toán, lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư… theo qui định.

 

Dịch vụ tư vấn

Với kinh nghiệm thực tiễn sâu sắc, chúng tôi thực hiện đa dạng nhiều loại hình dịch vụ tư vấn như: Tư vấn lập Báo cáo tài chính doanh nghiệp; tư vấn lập báo cáo dự án; tư vấn lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư XDCB hoàn thành; tư vấn xây dựng, lựa chọn mô hình kế toán doanh nghiệp; tư vấn xây dựng qui chế tài chính, thuế; tư vấn tính và lập bảng kê khai thuế; tư vấn thẩm định giá trị tài sản; tư vấn soạn thảo hồ sơ mời thầu; tư vấn chấm và lựa chọn hồ sơ dự thầu, tư vấn quản trị tài chính doanh nghiệp. Tư vấn hoặc trực tiếp xây dựng giúp các doanh nghiệp sắp xếp lại tổ chức sản xuất kinh doanh, tổ chức quản lý, soạn thảo và hướng dẫn thực hiện các qui định về quản trị – kinh doanh, phân cấp quản lý, phân cấp tài chính, thực hiện cơ chế khoán phù hợp với từng loại hình hoạt động của các doanh nghiệp.

 

Dịch vụ xác định giá trị doanh nghiệp và tư vấn cổ phần hoá

Đội ngũ chuyên gia của chúng tôi đã cung cấp dịch vụ cho phần lớn các doanh nghiệp thuộc Bộ Công nghiệp, Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Thương Mại, các doanh nghiệp thành viên của Tổng Công ty Nhà nước, cuả UBND các tỉnh thành phố được đông đảo khách hàng trên khắp cả nước tín nhiệm. Trong những năm tới, theo yêu cầu của hội nhập và phát triển, TTP sẽ không ngừng cải thiện chất lượng dịch vụ và cung cấp cho khách hàng những dịch vụ xác định giá trị doanh nghiệp tốt nhất và tư vấn những phương pháp tối ưu giúp khách hàng thực hiện thành công mục tiêu cổ phần hóa của mình.

 

Dịch vụ đào tạo, hỗ trợ tuyển dụng

Các chuyên gia của chúng tôi đã trực tiếp tổ chức thực hiện hoặc hợp tác với các trường đại học, các ngành, các địa phương ở trong nước mở các khoá bồi dưỡng, đào tạo và nâng cao kiến thức về tài chính kế toán và kiểm toán, về phân tích đầu tư, về thuế … cho khách hàng, qua đó góp phần nâng cao chất lượng công tác kế toán, kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp. TTP trực tiếp hỗ trợ các doanh nghiệp, các tổ chức trong lĩnh vực tuyển dụng nhân viên chuyên ngành tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán đáp ứng được yêu cầu công việc chuyên môn và chất lượng cán bộ. Hướng dẫn, cung cấp các thông tin về pháp luật, quản lý kinh tế tài chính kế toán và kiểm toán. TTP thực hiện chỉ dẫn, giải thích và cung cấp các văn bản pháp quy về chủ trương, chế độ và các qui định về quản lý kinh tế tài chính kế toán, kiểm toán…. nhằm giúp cho các doanh nghiệp và các tổ chức hiểu và áp dụng đúng chế độ, thể lệ tài chính, kế toán phù hợp với hoạt động của mình. Chúng tôi luôn duy trì mối quan hệ thường xuyên với khách hàng, thông báo và cung cấp các văn bản về tài chính, kế toán, pháp luật mới nhất, phù hợp với tình hình kinh doanh của doanh nghiệp và sẵn sàng giải đáp thoả đáng những thắc mắc từ phía khách hàng TTP cung cấp dịch vụ soạn thảo và ban hành Quy chế quản lý tài chính, quy chế quản lý nội bộ cho nhiều doanh nghiệp, nhiều tổ chức góp phần thiết thực giúp doanh nghiệp có cơ sở để thực hiện đúng các quy định về tài chính và kế toán

 

NHÂN SỰ CỦA TTP

 

Nhân tố quyết định cho sự thành công của cuộc kiểm toán là trình độ và kinh nghiệm của đoàn kiểm toán. Con người luôn là yếu tố được quan tâm đặc biệt để đảm bảo dịch vụ của chúng tôi cung cấp đạt chất lượng cao. Do vậy đội ngũ kiểm toán của TTP được trang bị đầy đủ các kiến thức, được đào tạo bài bản cả trong và ngoài nước, có đầy đủ kinh nghiệm cần thiết để có thể đáp ứng phù hợp với yêu cầu của từng công việc cụ thể và của doanh nghiệp. Nhân viên của TTP được đào tạo có hệ thống, có nhiều năm kinh nghiệm thực tế, có hiểu biết sâu rộng và đặc biệt các kiểm toán viên, kỹ thuật viên đã thường xuyên trực tiếp tham gia kiểm toán và tư vấn cho nhiều loại hình doanh nghiệp, nhiều Ban quản lý dự án thuộc các thành phần kinh tế khác nhau trong nhiều năm qua. Chúng tôi tin tưởng rằng đội ngũ nhân viên của TTP sẽ đáp ứng một cách toàn diện các yêu cầu của Quý khách hàng.

Ban Lãnh đạo của Công ty Kiểm toán TTP

Con người luôn là yếu tố được quan tâm đặc biệt để đảm bảo dịch vụ của chúng tôi cung cấp đạt chất lượng cao. Do vậy đội ngũ lãnh đạo của Công ty được trang bị đầy đủ các kiến thức, được đào tạo bài bản cả trong và ngoài nước, có đầy đủ kinh nghiệm, có bản lĩnh, có tính chuyên nghiệp, có nhiều kinh nghiệm và năng lực chuyên môn cao đã từng nhiều năm lãnh đạo và làm việc tại các công ty kiểm toán hàng đầu tại Việt Nam.

Đội ngũ lãnh đạo của Công ty TNHH Kiểm toán TTP gồm:

  1. Ông Lê Quang Đức

     Chức vụ: Chủ tịch HĐTV. (Đã thôi chức và rút khỏi HĐTV về nghỉ chế độ từ 11/2023)

  1. Bà Nguyễn Chi Thành

     Chức vụ: Tổng giám đốc.

  1. Bà Lê Phương Anh

     Chức vụ: Phó Tổng Giám đốc.

  1. Bà Trần Thị Hạnh

     Chức vụ: Phó Tổng Giám đốc.

  1. Ông Hoàng Văn Khoa

     Chức vụ: Phó Tổng Giám đốc.

  1. Ông Nguyễn Hữu Đồng

     Chức vụ: Phó Tổng Giám đốc.

  1. Bà Hoàng Thị Khánh Vân 

     Chức vụ: Phó Tổng giám đốc

8.  Ông Nguyễn Quang Thiều

     Chức vụ: Phó Trưởng phòng Kiểm toán XDCB

9. Bà Đỗ Thị Huyền

     Chức vụ:  Trưởng phòng Kiểm toán

10. Ông Trần Tuấn Ninh

Chức vụ:  Phó Tổng Giám đốc

  1. Ông Nguyễn Mạnh Chiến

     Chức vụ: Giám đốc Chi nhánh công ty tại Hà Nội.

  1. Ông Nguyễn Đức Thịnh

     Chức vụ: Giám đốc Chi nhánh công ty tại TP Hồ Chí Minh

  1. Bà Bùi Thanh Trang

     Chức vụ: Phó Tổng Giám đốc kiêm Giám đốc Chi nhánh Miền Bắc

  1. Ông Đỗ Ngọc An

     Chức vụ: Phó Giám đốc Chi nhánh Miền Bắc

   Chi tiết:

  1. Ông LÊ QUANG ĐỨC  – Sinh năm 1964

Chức vụ: Chủ tịch HĐTV. (Đã thôi chức và rút khỏi HĐTV về nghỉ chế độ từ 11/2023)

 

Bằng cấp chuyên môn:

  1. Cử nhân Kinh tế – Trường Đại Học Tài chính Kế toán.
    2. Cử nhân Luật – Trường Đại học Luật Hà Nội.
    3. Chứng chỉ kiểm toán viên quốc gia.
    4. Tham gia các khóa đào tạo trưởng đoàn của Kiểm toán Nhà nước Ấn Độ.
    5. Tham gia các khóa đào tạo nghiệp vụ tại Pháp, Bỉ, Hà Lan, Ý, Trung Quốc, Singapore, Malaysia…
    6. Tham gia nhiều khóa học ngắn hạn trong nước và quốc tế.

Kinh nghiệm chuyên môn:

Số năm kinh nghiệm trong ngành kiểm toán: 24 năm

Số năm kinh nghiệm trong ngành tài chính kế toán: 30 năm

  1. Từ 12/2019 đến tháng 11/2023: Chủ tịch HĐTV
  2. Trước đó đã giữ các trọng trách:
  • Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Công ty TNHH Kiểm toán TTP

– Tổng Giám đốc Công ty TNHH Kiểm toán ASNAF Việt Nam

– Giám đốc Công ty TNHH Kiểm toán ASC

– Phó Giám đốc Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) – thuộc Bộ Tài Chính

– Trưởng phòng Kiểm toán Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) – thuộc Bộ Tài Chính

– Kế toán trưởng Công ty Cơ điện Nông nghiệp Hải Hưng

– Kế toán trưởng Công ty Giống cây trồng Hải Hưng

 2. Bà NGUYỄN CHI THÀNH – Sinh năm 1977

Chức vụ: Tổng giám đốc

Bằng cấp chuyên môn:

  1. Thạc sỹ kinh tế
  2. Cử nhân kinh tế – Trường đại học Tài chính kế toán
  3. Cử nhân tiếng Anh – Trường ĐH Ngoại ngữ Hà Nội
  4. Tham gia nhiều khoá học về chuyên ngành kiểm toán và thuế;
    5. Chứng chỉ kiểm toán viên cấp quốc gia;
    6. Tham gia các khoá đào tạo nghiệp vụ kiểm toán tại Singapore, Malaysia…
    7. Tham gia nhiều lớp đào tạo ngắn hạn trong nước và Quốc tế.

Kinh nghiệm chuyên môn:

Số năm kinh nghiệm trong ngành kiểm toán: 20 năm

Số năm kinh nghiệm trong ngành tài chính kế toán: 21 năm

  1. Từ 12/2019 đến nay: Tổng Giám đốc Công ty TNHH Kiểm toán TTP;
  2. Trước đó đã từng giữ các trọng trách:

-Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Kiểm toán TTP

– Phó Giám đốc Công ty TNHH Kiểm toán VNaudit

– Kế toán trưởng – Công ty cổ phần Đầu tư Tài chính Findex

– Kiểm toán viên cao cấp của Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) Bộ Tài chính;

 

  1. Bà LÊ PHƯƠNG ANH – Sinh năm 1977

Chức vụ: Phó Tổng giám đốc

Bằng cấp chuyên môn:

  1. Cử nhân kinh tế – Trường Đại học Kinh tế Quốc dân chuyên ngành kế toán, kiểm toán;
    2. Chứng chỉ Kiểm toán viên cấp Nhà nước;
    3. Tham gia các khoá đào tạo nghiệp vụ tại Singapore và Malaysia;
    4. Tham gia nhiều lớp đào tạo ngắn hạn trong nước và Quốc tế.

Kinh nghiệm chuyên môn:

Số năm kinh nghiệm trong ngành kiểm toán: 20 năm

Số năm kinh nghiệm trong ngành tài chính kế toán: 20 năm

  1. Từ 7/2010 đến nay: Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH Kiểm toán TTP;
  2. Trước đó đã từng giữ các trọng trách:

– Trưởng phòng kiểm toán Công ty TNHH Kiểm toán TTP

– Trưởng phòng kiểm toán Công ty TNHH Kiểm toán ASNAF Việt Nam;

– Trưởng phòng kiểm toán Công ty TNHH Kiểm toán ASC;

– Kiểm toán viên cao cấp của Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) Bộ Tài chính;

 

4. Bà TRẦN THỊ HẠNH – Sinh năm 1977

  1. Chức vụ: Phó Tổng giám đốc
  2. Bằng cấp chuyên môn:
    1. Thạc sỹ MBA Mỹ

    2.Cử nhân kinh tế – Trường đại học Kinh tế Quốc dân Hà nội;

    1. Tham gia nhiều khoá học về chuyên ngành kiểm toán và thuế;

    4. Chứng chỉ kiểm toán viên cấp quốc gia;
    5. Tham gia các khoá đào tạo nghiệp vụ kiểm toán tại Singapore, Malaysia…
    6. Tham gia nhiều lớp đào tạo ngắn hạn trong nước và Quốc tế.

    Kinh nghiệm chuyên môn:

    Số năm kinh nghiệm trong ngành kiểm toán: 20 năm

    Số năm kinh nghiệm trong ngành tài chính kế toán: 20 năm

    1. Từ 2008 đến nay: Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Kiểm toán TTP;
    2. Trước đó đã từng giữ các trọng trách:

    – Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH Kiểm toán ASNAF Việt Nam;

    – Phó Giám đốc Công ty TNHH Kiểm toán ASC;

    – Kiểm toán viên cao cấp của Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) Bộ Tài chính;

 

  1. Ông HOÀNG VĂN KHOA – Sinh năm 1971

Chức vụ: Phó Tổng giám đốc

Bằng cấp chuyên môn:

  1. Kỹ sư – Trường ĐH Xây Dựng Hà Nội;
    2. Tham gia nhiều lớp đào tạo ngắn hạn trong nước và Quốc tế về kỹ thuật XDCB.

Kinh nghiệm chuyên môn:

Số năm kinh nghiệm trong ngành kiểm toán: 17 năm

Số năm kinh nghiệm trong ngành xây dựng: 21 năm

  1. Từ 7/2010 đến nay: Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH Kiểm toán TTP;
  2. Trước đó đã giữ các  trọng trách:

– Trưởng phòng kiểm toán XDCB của Công ty TNHH Kiểm toán TTP,

– Trưởng phòng kiểm toán XDCB Công ty TNHH Kiểm toán ASNAF Việt Nam,

– Trưởng phòng kiểm toán XDCB của Công ty TNHH Kiểm toán ASC,

– Kỹ thuật&n viên chính của Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) Bộ Tài chính;

– Đội trưởng thi công TCT đầu tư phát triển nhà Hà Nội

bsp;

  1. Ông NGUYỄN HỮU ĐỒNG – Sinh năm 1965

Chức vụ: Phó Tổng giám đốc

Bằng cấp chuyên môn:

  1. Kỹ sư – Trường ĐH Xây Dựng Hà Nội;
    2. Tham gia nhiều lớp đào tạo ngắn hạn trong nước và Quốc tế về kỹ thuật XDCB.

Kinh nghiệm chuyên môn:

Số năm kinh nghiệm trong ngành kiểm toán: 21 năm

Số năm kinh nghiệm trong ngành xây dựng: 29 năm

  1. Từ 4/2015 đến nay: Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH Kiểm toán TTP;
  2. Trước đó đã giữ các  trọng trách:

– Từ tháng 4/2006 đến 3/2015 Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Kiểm toán Tư vấn tài chính và Đầu tư Việt Nam,

– Từ tháng 1/2005 đến 3/2006 Kỹ thuật viên Công ty Kiểm toán và tư vấn (A&C) Bộ Tài chính

– Từ tháng 1/1998 đến 12/2004 Kỹ thuật viên Công ty Dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán (AASC) Bộ Tài chính

– Từ 1990 đến 1997 Kỹ thuật viên Công ty Xây lắp 5 thuộc TCT XD và phát triển nông thôn Bộ Nông nghiệp

bsp;

  1. Bà HOÀNG THỊ KHÁNH VÂN – Sinh năm 1974

Chức vụ: Phó Tổng Giám đốc

Bằng cấp chuyên môn:

  1. Cử nhân kinh tế – Trường đại học Tài chính kế toán
  2. Tham gia nhiều khoá học về chuyên ngành kiểm toán và thuế;
    3. Chứng chỉ kiểm toán viên cấp quốc gia;
    4. Tham gia các khoá đào tạo nghiệp vụ kiểm toán tại Singapore, Malaysia…
    5. Tham gia nhiều lớp đào tạo ngắn hạn trong nước và Quốc tế.

Kinh nghiệm chuyên môn:

Số năm kinh nghiệm trong ngành kiểm toán: 23 năm

Số năm kinh nghiệm trong ngành tài chính kế toán: 23 năm

1.Từ 01/2012 đến nay: Trưởng phòng kiểm toán Công ty TNHH Kiểm toán TTP

2.Từ 1/2018 đến 12/2011: Kế toán trưởng, Giám đốc tài chính Công ty cổ phần Chứng khoán Hà Thành

3.Từ 03/2007 đến 12/2007: Trưởng phòng kiểm toán Công ty TNHH Kiểm toán ASC

4.Từ 05/2000 đến 02/2007: Kiểm toán viên cao cấp của Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) Bộ Tài Chính

5.Từ năm 1996 đến 04/2000: Trợ lý Kiểm toán viên của Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) Bộ Tài Chính

                         8. Ông NGUYỄN QUANG THIỀU – Sinh năm 1973

Chức vụ: Phó trưởng phòng kiểm toán XDCB

Bằng cấp chuyên môn:

Kỹ sư xây dựng – Trường ĐH Giao thông vận tải

Kinh nghiệm chuyên môn:

Số năm kinh nghiệm trong ngành kiểm toán: 11 năm

Số năm kinh nghiệm trong ngành xây dựng: 15 năm

      1. Từ 12/2009 đến nay: Phó trưởng phòng kiểm toán XDCB Công ty TNHH Kiểm toán TTP
      2. Từ 10/2008 đến 12/2009: Kỹ thuật viên Công ty TNHH Kiểm toán TTP
      3. Từ tháng 1/2008 đến 9/2008: Kỹ sư cầu hầm công ty cổ phần Sibencon – Sennam
      4. Từ năm 2006 đến 12/2007: Kỹ sư cầu hầm công ty cổ phần xây dựng số 2 Vinaconex
  1. 9. Bà ĐỖ THỊ HUYỀN – Sinh năm 1982

Chức vụ: Trưởng phòng Kiểm toán

Bằng cấp chuyên môn:

        1. Cử nhân kinh tế – Trường ĐH Kinh tế Quốc dân
          2. Chứng chỉ kiểm toán viên cấp quốc gia
          3. Tham gia nhiều lớp đào tạo ngắn hạn trong nước và Quốc tế.

Kinh nghiệm chuyên môn:

Số năm kinh nghiệm trong ngành kiểm toán: 14 năm

Số năm kinh nghiệm trong ngành tài chính kế toán: 14 năm

        1. Từ tháng 8/2018 đến nay Trưởng phòng kiểm toán 2 Công ty TNHH Kiểm toán TTP
        2. Từ 08/2010 đến 7/2018: Phó trưởng phòng kiểm toán 1 Công ty TNHH Kiểm toán TTP
        3. Từ 3/2007 đến 07/2010: Trợ lý kiểm toán viên Công ty TNHH Kiểm toán TTP
        4. Từ tháng 6/2005 đến 3/2007: Trợ lý kiểm toán viên Công ty Dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán (AASC) Bộ Tài chính
      1. 10. Ông Trần Tuấn Ninh    Chức vụ:  Phó Tổng Giám đốc
        1. Bằng cấp chuyên môn:
                  1. Cử nhân kinh tế – Học Viện Ngân Hàng;
                    2. Thạc sỹ kinh tế – Học viện Ngân hàng
                    3. Chứng chỉ kiểm toán viên cấp quốc gia;
                    4. Tham gia nhiều lớp đào tạo ngắn hạn trong nước và Quốc tế.

          Kinh nghiệm chuyên môn:

          Số năm kinh nghiệm trong ngành kiểm toán: 07 năm

          Số năm kinh nghiệm trong ngành tài chính kế toán: 07 năm

          Từ năm 2012 đến tháng 7/2017: Trợ lý Kiểm toán viên Công ty TNHH Kiểm toán TTP

        2. Từ tháng 8/2017 đến nay: Trưởng phòng Kiểm toán 3 – Công ty TNHH Kiểm toán TTP
      2.  11.Ông Nguyễn Mạnh Chiến

Chức vụ: Giám đốc Chi nhánh Hà Nội

Bằng cấp chuyên môn:

          1. Cử nhân kinh tế – Trường ĐH Tài chính Kế toán;
            2.  Chứng chỉ kiểm toán viên cấp quốc gia;
            3. Tham gia nhiều lớp đào tạo ngắn hạn trong nước và Quốc tế.

Kinh nghiệm chuyên môn:

Số năm kinh nghiệm trong ngành kiểm toán: 10 năm

12. Ông NGUYỄN ĐỨC THỊNH – Sinh năm 1987

Chức vụ: Giám đốc Chi nhánh công ty tại TP HCM

Bằng cấp chuyên môn:

          1. Cử nhân kinh tế – Trường ĐH mở TP HCM;
            2. Chứng chỉ kiểm toán viên cấp quốc gia;
            3. Tham gia nhiều lớp đào tạo ngắn hạn trong nước và Quốc tế.

Kinh nghiệm chuyên môn:

Số năm kinh nghiệm trong ngành kiểm toán: 09 năm

Số năm kinh nghiệm trong ngành tài chính kế toán: 09 năm

          1. Từ 05/2015 đến nay: Giám đốc Chi nhánh Công ty TNHH Kiểm toán TTP tại TP HCM,
          2. Từ T7/2009 đến T5/2015: Trợ lý Kiểm toán viên – Công ty TNHH Kiểm toán Mỹ
        1.  13. Bà Bùi Thanh Trang- Sinh năm 1979

Chức vụ: Phó Tổng Giám đốc kiêm Giám đốc Chi nhánh Miền Bắc

Bằng cấp chuyên môn:

            1. Cử nhân kinh tế – Học viện Tài chính;
            2. Cử nhân Luật – ĐH Luật Hà Nội
            3. Luật sư tập sự
            4. Chứng chỉ kiểm toán viên cấp quốc gia;
            5. Chứng chỉ hành nghề kế toán
            6. Chứng chỉ hành nghề dịch vụ thuế
            7. Thẻ thẩm định viên về giá cấp quốc gia
            8. Tham gia nhiều lớp đào tạo ngắn hạn trong nước và Quốc tế.

Kinh nghiệm chuyên môn:

Số năm kinh nghiệm trong ngành kiểm toán: 14 năm

Số năm kinh nghiệm trong ngành tài chính kế toán: 17 năm

            • Từ 10/2016 đến nay: Giám đốc chi nhánh miền Bắc – Công ty TNHH Kiểm toán TTP;
            • Từ T07/2010 – T9/201 Giám đốc thuế – Kế toán, Kế toán trưởng – Công ty TNHH Kiểm toán Tư vấn Việt Nam;
            • Từ T01/2007 – T6/2010: Chuyên gia Thuế – Kế toán, Kế toán trưởng – Công ty TNHH Kiểm toán Tư vấn Việt Nam;
            •     Từ T01/2005 – T12/2006: Trợ lý Kiểm toán viên, kế toán tổng hợp – Công ty TNHH Kiểm toán Tư vấn Việt Nam;

–    Từ T7/2001 – T12/2004: Kế toán – Công ty Thương mại Việt Á

            1. Ông Đỗ Ngọc An – Sinh năm 1974

Chức vụ: Phó Giám đốc Chi nhánh Miền Bắc

Bằng cấp chuyên môn:

            1. Cử nhân kinh tế – Học viện Tài chính;
            2. Chứng chỉ kiểm toán viên cấp quốc gia;
            3. Thẻ thẩm định viên về giá cấp quốc gia
            4. Tham gia nhiều lớp đào tạo ngắn hạn trong nước và Quốc tế.

Kinh nghiệm chuyên môn:

Số năm kinh nghiệm trong ngành kiểm toán: 16 năm

Số năm kinh nghiệm trong ngành tài chính kế toán: 22 năm

          • Từ 10/2016 đến nay: Phó Giám đốc Chi nhánh Miền Bắc – Công ty TNHH Kiểm toán TTP;
          • Từ T12/2009 – T9/2016: Giám đốc thẩm định – Công ty TNHH Kiểm toán Tư vấn Việt Nam;
          • Từ T07/2008 – T11/2009: Phó phòng kiểm toán  – Công ty TNHH Kiểm toán Tư vấn Thủ Đô;
          • Từ T02/2007 – T06/2008: Giám đốc công ty TNHH Kiểm toán Tư vấn Nam Việt;
          • Từ T12/2005 – T01/2007: Trợ lý Kiểm toán viên – Công ty TNHH Kiểm toán Tư vấn Nam Việt;
          • Từ T07/2003 – T11/2005: Trợ lý Kiểm toán viên – Công ty TNHH Kiểm toán Tư vấn Việt Nam;
          • Từ T11/2001 – T06/2003: Kế toán – Doanh nghiệp tư nhân Thu Hoa – Long Biên – Hà Nội;
          • Từ T10/1999 – T10/2001: Kế toán – Trường Đào tạo CNKT Cơ khí I – Đông Anh – Hà Nội;
          • Từ T10/1996 – T09/1999: Kế toán – Viện nghiên cứu Ngô – Đan Phượng – Hà Nội;

Đội ngũ Kiểm toán viên, kỹ thuật viên và nhân viên

Để hoạt động thành công và có hiệu quả chúng tôi luôn coi trọng vấn đề trình độ và kinh nghiệm của đội ngũ kiểm toán viên, kỹ thuật viên và nhân viên.

Hiện nay TTP có đội ngũ kiểm toán viên, kỹ thuật viên và nhân viên được đào tạo đại học và trên đại học chuyên ngành tài chính, ngân hàng – kế toán và kiểm toán, kỹ thuật xây dựng từ các trường Đại học danh tiếng ở trong nước và ở nước ngoài, cùng với các cộng tác viên bao gồm các Giáo sư, Tiến sỹ, chuyên gia đầu ngành với kinh nghiệm và chuyên môn dày dạn chắc chắn sẽ đáp ứng những yêu cầu cao nhất của khách hàng. Đội ngũ nhân viên và cộng tác viên của chúng tôi phần lớn là những người có chuyên môn cao và dày dạn kinh nghiệm vì vậy chắc chắn chúng tôi sẽ là những người bạn đồng hành đáng tin cậy của khách hàng.

DANH SÁCH KIỂM TOÁN VIÊN ĐỦ ĐIỀU KIỆN HÀNH NGHỀ KIỂM TOÁN NĂM 2022

STT
Họ và tên
Năm sinh
 Chức vụ
Quê quán
Chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán 
Nam
Nữ
Số
Ngày cấp
1
2
3
4
5
6
7
8
1 Lê Quang Đức 1964 Chủ tịch HĐTV  Hưng Yên 0164-2018-133-1 10/10/2017
2 Nguyễn Chi Thành 1976  Tổng Giám đốc Quảng Ninh 0647-2018-133-1 10/10/2017
3 Trần Thị Hạnh 1977 Phó Tổng GĐ Hưng Yên 0726-2018-133-1 10/10/2017
4 Lê Phương Anh 1977 Phó Tổng GĐ Nam Hà 0739-2018-133-1 10/10/2017
5 Hoàng Kim Thùy 1976 Kiểm toán viên Hà Nội 1464-2018-133-1 10/10/2017
6 Hoàng Thị Khánh Vân 1974 Trưởng phòng Thanh Hóa 0371-2018-133-1 10/10/2017
7 Ngô Duy Việt 1982 Kiểm toán viên Thái Nguyên 1703–2019-133-1 29/10/2018
8 Phạm Thị Tuyên 1976 Kiểm toán viên Thái Bình 1474-2021-133-1 29/10/2020
9 Phùng Văn Lữ 1987   Kiểm toán viên Hà Nội 4075-2022-133-1 13/10/2021
10 Trần Tuấn Ninh 1990   Trưởng phòng Hà Nội 3964-2022-133-1 13/10/2021
11 Nguyễn Thị Nam Hải   1989 Kiểm toán viên Nam Định 4003-2022-133-1 13/10/2021
12 Tạ Huy Đăng 1974 Giám đốc CN Hà Nội Hà Nội 0566-2018-133-1 10/10/2017
13 Nguyễn Đức Thịnh 1987 Giám đốcCN HCM Hà Nam 3158-2020-133-1 07/10/2019
14 Lê Thị Kim Ngân 1987 Kiểm toán viên Thừa Thiên Huế 3131-2020-133-1 07/10/2019
15 Bùi Thanh Trang 1979 P.TGĐ Kiêm GĐ CN Phía Bắc Hà Nam 1790– 2018 -133-1 10/10/2017
16 Đỗ Ngọc An 1974 Phó GĐ CN Miền Bắc Hà Nội 1232– 2018 -133-1 10/10/2017
17 Trần Thu Hà 1982 Kiểm toán viên Hà Nội 1989– 2018 -133-1 10/10/2017
18 Nguyễn Hà Phương 1981   Phó Trưởng phòng Quảng Ninh 4033-2018-133-1 06/12/2018
19 Trịnh Phi Thường 1970   Phó GĐ CN Hà Nội Thanh Hóa 2576-2020-133-1 30/10/2020

DANH SÁCH KIỂM TOÁN VIÊN ĐỦ ĐIỀU KIỆN HÀNH NGHỀ KIỂM TOÁN NĂM 2023

STT
Họ và tên
Năm sinh
Chức vụ
Chứng nhận đăng ký hành nghề
Nam
Nữ
Số
Ngày cấp
1
2
3
4
5
6
7
I.      Trụ sở chính          
1 Lê Quang Đức 1964   Chủ tịch HĐTV 0164-2023-133-1 14/10/2022
2 Nguyễn Chi Thành   1976 Tổng Giám đốc 0647-2023-133-1 14/10/2022
3 Trần Thị Hạnh   1977 P.TGĐ 0726-2023-133-1 14/10/2022
4 Lê Phương Anh   1977 P.TGĐ 0739-2023-133-1 14/10/2022
5 Hoàng Kim Thùy   1976 KTV 1464-2023-133-1 14/10/2022
6 Hoàng Thị Khánh Vân   1974 P.TGĐ 0371-2023-133-1 14/10/2022
7 Phạm Thị Tuyên   1977 KTV 1474-2021-133-1 29/10/2020
8 Trần Tuấn Ninh 1990   P.TGĐ 3964-2022-133-1 13/10/2021
09 Nguyễn Thị Nam Hải   1989 KTV 4003-2022-133-1 13/10/2021
10 Phùng Văn Lữ 1987   KTV 4075-2022-133-1 13/10/2021
11 Nguyễn Hà Phương 1981   KTV 4033-2023-133-1 14/10/2022
12 Ngô Duy Việt 1982   KTV 1703-2019-133-1 29/10/2018
Chi nhánh Miền Bắc        
13 Đỗ Ngọc An 1974   KTV 1232-2023-133-1 14/10/2022
14 Bùi Thanh Trang   1979 Giám đốc CN Miền bắc –KTV 1790-2023-133-1 14/10/2022
15 Trần Thu Hà   1982 KTV 1989-2023-133-1 14/10/2022
Chi nhánh Hà Nội        
16 Nguyễn Mạnh Chiến 1989   Giám đốc CN  Hà Nội – KTV 3777-2021-133-1 12/05/2023
17 Tạ Huy Đăng 1974   KTV 0566-2023-133-1 14/10/2022
18 Phan Tất Thành 1988   KTV 3321-2023-133-1 03/07/2023
Chi nhánh TP Hồ Chí Minh        
19 Nguyễn Đức Thịnh 1987   Giám đốc CN TP HCM – KTV 3158-2020-133-1 07/10/2019
20 Lê Thị Kim Ngân 1987 KTV 3131-2020-133-1 07/10/2019

Mục tiêu hoạt động

Mục tiêu hoạt động của chúng tôi là:

Nhằm cung cấp các dịch vụ chuyên ngành tốt nhất, đảm bảo quyền và lợi ích cao nhất cho khách hàng, cung cấp những thông tin với độ tin cậy cao cho công tác quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh và quản lý đầu tư xây dựng, mang lại hiệu quả cao nhất. Hơn thế nữa với kinh nghiệm thực tiễn về chuyên ngành, gần gũi và tận tình với khách hàng, tinh thông nghiệp vụ và có nhiều kinh nghiệm thực tế tại Việt Nam, chúng tôi nắm rõ các yêu cầu trong quản lý sản xuất kinh doanh và quản lý đầu tư XD, các khó khăn mà khách hàng sẽ gặp phải và hỗ trợ khách hàng giải quyết tốt các vấn đề đó mà ít có một tổ chức dịch vụ chuyên ngành nào tại Việt Nam có thể thực hiện được

Phương châm dịch vụ của TTP

Nhằm đảm bảo cung cấp những dịch vụ có chất lượng tốt nhất, mọi hoạt động của chúng tôi luôn tôn trọng nguyên tắc…

Độc lập, trung thực khách quan và bảo mật, tuân thủ các quy định của Nhà nước Việt nam, các Chuẩn mực kiểm toán Việt nam do Nhà nước ban hành cũng như các Chuẩn mực kiểm toán quốc tế được chấp nhận chung. Bên cạnh đó chúng tôi cũng luôn nhận thức đặt lợi ích hợp pháp của khách hàng lên hàng đầu. Lấy sự hài lòng của khách hàng làm động lực phấn đấu của mình.

Ưu điểm nổi bật của TTP

Đội ngũ kiểm toán viên, kỹ thuật viên và nhân viên của chúng tôi được đào tạo bài bản, thành thạo về nghiệp vụ, có nhiều kinh nghiệm thực tiễn, đã nhiều năm làm lãnh đạo và làm công tác kiểm toán tại các công ty kiểm toán hàng đầu của Việt Nam nên chất lượng dịch vụ chúng tôi cung cấp cho Quý khách hàng sẽ là tốt nhất.

Chúng tôi hiểu rõ tính hiệu quả của công tác Tư vấn và Kiểm toán vì vậy chúng tôi luôn đặt mục tiêu thực hiện dịch vụ với chất lượng cao nhất nhằm phát hiện những điểm yếu, những điểm còn thiếu sót, còn chưa đúng, chưa hợp lý trong công tác quản lý điều hành, trong hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ và quản lý đầu tư của Quý Công ty để từ đó đưa ra những đề xuất hợp lý và đúng đắn nhất nhằm giúp khách hàng khắc phục những tồn tại mà chúng tôi nhận thấy trong quá trình kiểm toán.

Góp phần vào sự phát triển chung của khách hàng và cam kết đảm bảo chất lượng các dịch vụ cung cấp cho từng khách hàng, ASC luôn là người bạn đồng hành, luôn chia sẻ kinh nghiệm của mình với khách hàng trong mọi lúc, mọi nơi và sự thành công của khách hàng luôn là mục tiêu phấn đấu của chúng tôi.

Chính vì những lý do đó, chúng tôi đã tạo dựng được niềm tin lớn lao ở khách hàng được khách hàng đánh giá cao và các dịch vụ này đã không ngừng phát triển.

 

Báo cáo tài chính hợp nhất: Hiểu bản chất – Giải pháp bền vững cho mọi tình huống

Bản chất của lập Báo cáo Tài chính hợp nhất là lập Báo cáo Tài chính thể hiện vị thế tổng thể của một Tập đoàn tại một thời điểm và kết quả kinh doanh của một Tập đoàn qua một thời kỳ”

I. Vai trò của Báo cáo Tài chính
Trước đây, do tính chất môi trường kinh doanh tại Việt Nam cũng như do ‘thói quen’ trong kinh doanh của người Việt Nam, Báo cáo Tài chính doanh nghiệp không được sử dụng rộng rãi cũng như không thực sự là công cụ hữu hiệu cho việc ra quyết định.

Toàn cầu hóa, sự biến chuyển mạnh mẽ của môi trường kinh doanh tại Việt Nam cũng như sự bùng nổ của thị trường chứng khoán đã tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh mới cho các tổ chức, các doanh nghiệp cũng như cá nhân, nhiều bài học xương máu của các doanh nghiệp, cá nhân đã được rút ra từ thói quen quyết định theo cảm tính. Và từ đó, Báo cáo Tài chính của doanh nghiệp đã được chú trọng hơn, đã được sử dụng rộng rãi hơn với vai trò là nền tảng cơ bản cho việc ra quyết định.

Báo cáo Tài chính thể hiện khá toàn diện và đầy đủ vị thế tài chính của doanh nghiệp tại 1 thời điểm và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó cho một thời kỳ. Do đó thông qua Báo cáo Tài chính, người ta có thể đánh giá về thực trạng cũng như triển vọng của doanh nghiệp, từ đó có thể đưa ra các quyết sách riêng cho mình cũng như cho doanh nghiệp của mình.

II. Hợp nhất kinh doanh – Có cần thông tin của Báo cáo Tài chính hợp nhất?

Bản chất của lập Báo cáo Tài chính hợp nhất là lập Báo cáo Tài chính thể hiện vị thế tổng thể của một Tập đoàn tại một thời điểm và kết quả kinh doanh của một Tập đoàn qua một thời kỳ. Lấy tình huống cụ thể sau làm ví dụ, chúng ta sẽ phân tích sâu về vấn đề này

Các câu hỏi được quan tâm là:
1. Khi đầu tư trên 50% vốn của Công ty con, Công ty mẹ được gì?
Câu trả lời là: Công ty mẹ được quyền kiểm soát Công ty con

2. Quyền kiểm soát có nghĩa là gì?
Câu trả lời là: Quyền kiểm soát là quyền chi phối các chính sách tài chính, chính sách hoạt động của Công ty con nhằm mục đích thu được lợi ích kinh tế

3. Khi có quyền kiểm soát, Công ty mẹ có bao nhiêu % quyền và nghĩa vụ đối với Tài sản và Công nợ?
Câu trả lời: 100% quyền và nghĩa vụ

4. Như vậy, vị thế tài chính của Tập đoàn thể hiện qua 100% tài sản, công nợ của Công ty mẹ A và 60% tài sản, công nợ của Công ty con B, 80% tài sản, công nợ của Công ty con C, 70% tài sản, công nợ của Công ty con D hay 100% tài sản, công nợ của tất cả 4 công ty?

Câu trả lời: 100% tài sản, công nợ của tất cả 4 công ty

5. Giả sử: Công ty mẹ A bỏ ra 5.000.000.000 VND để đầu tư mua (từ cổ đông hiện hữu) 60% giá trị tài sản thuần của Công ty con B với giá trị sổ sách của 60% này là 4.800.000.000 VND.
Ảnh hưởng của giao dịch trên đối với các công ty đơn lẻ cũng như đối với Tập đoàn?
Câu trả lời:

Công ty mẹ A: Được khoản đầu tư vào Công ty con B, từ đó được quyền kiểm soát công ty con B, và sẽ được hưởng cổ tức từ kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty con B hoặc có trách nhiệm chia sẻ lỗ nếu Công ty con B kinh doanh lỗ
Công ty con B: Không ảnh hưởng về tài sản và công nợ, chỉ thay đổi cổ đông
Tập đoàn: Vị thế thay đổi, giá trị tài sản thuần tăng lên 100% giá trị tài sản thuần của Công ty con B, cộng thêm phần chênh lệch giữa giá trị đầu tư và tài sản thuần nhận được (gọi là lợi thế thương mại – 200 triệu). Kết quả hoạt động kinh doanh sẽ tăng thêm phần tương ứng có được từ kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty con B (có thể khác với phần cổ tức mà Công ty mẹ A được hưởng từ Công ty con B)
Như vậy: Nếu sử dụng Báo cáo Tài chính đơn lẻ của Công ty mẹ A trong tình huống này, người sử dụng Báo cáo Tài chính có thể đưa ra quyết sách không phù hợp. Do Báo cáo Tài chính đơn lẻ của Công ty mẹ A không thể hiện đầy đủ vị thế tài chính cũng như kết quả hoạt động kinh doanh của cả Tập đoàn

6. Khi có giao dịch nội bộ Tập đoàn (ví dụ Công ty mẹ A mua – bán hàng với các công ty con, hoặc các công ty con có nghiệp vụ mua – bán hàng lẫn nhau) các công ty đơn lẻ ảnh hưởng thế nào và Tập đoàn ảnh hưởng thế nào?
7. …

Như vậy, liên quan tới việc Hợp nhất Báo cáo Tài chính của Tập đoàn, có rất nhiều vấn đề cần giải quyết cũng như nhiều câu hỏi cần giải đáp. Có những câu hỏi và vấn đề đơn giản, kế toán có thể có đáp án ngay lập tức, tuy nhiên trên thực tế cũng có nhưng câu hỏi và vấn đề khá phức tạp (sẽ được bài viết đề cập chi tiết ở phần sau), kế toán khó có thể có đáp án ngay, lúc đó kế toán phải dựa trên nguyên tắc cơ bản của hợp nhất Báo cáo Tài chính để đưa ra giải pháp phù hợp, nguyên tắc đó là: “Bản chất của lập Báo cáo Tài chính hợp nhất là lập Báo cáo Tài chính thể hiện vị thế tổng thể của một Tập đoàn tại một thời điểm và kết quả kinh doanh của một Tập đoàn qua một thời kỳ”,có nghĩa là kế toán phải cân nhắc giao dịch đó ảnh hưởng thế nào tới vị thế của Tập đoàn, cũng như tới kết quả kinh doanh của Tập đoàn để có đáp án phù hợp

III. Chuẩn mực Kế toán – Kim chỉ nam cho việc lập Báo cáo Tài chính hợp nhất

Hệ thống Chuẩn mực Kế toán và Hệ thống Thông tư hướng dẫn kế toán nói chung là kim chỉ nam để kế toán các doanh nghiệp thực hiện hạch toán và phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong doanh nghiệp. Không nằm ngoài định hướng đó, Chuẩn mực kế toán số 11 – Hợp nhất Kinh doanh, Chuẩn mực Kế toán số 25 – Báo cáo Tài chính hợp nhất và kế toán khoản đầu tư vào công ty con và Thông tư số 21/2006/TT-BTC, Thông tư số 161/2007/TT-BTC là kim chỉ nam để kế toán thực hiện lập Báo cáo Tài chính hợp nhất cho một Tập đoàn.

Theo hệ thống Chuẩn mực và Thông tư này, kế toán sẽ có những thông tin cơ bản và chung nhất của qui trình lập Báo cáo Tài chính hợp nhất, và kế toán có thể dựa vào qui trình đó để xây dựng qui trình cụ thể cho riêng Tập đoàn của mình.

Tuy nhiên, thực tế ứng dụng cho thấy, Hệ thống Chuẩn mực và Thông tư này chưa bao quát được những tình huống (rất) có thể xảy ra trong thực tế, do đó kế toán có thể lúng túng khi gặp những tình huống này. Dưới đây là một vài tình huống như vậy:

1. Tập đoàn bao gồm nhiều mẹ, nhiều con
Trong thực tế hoàn toàn có thể có những cấu trúc Tập đoàn sau:

Hệ thống Chuẩn mực và Thông tư hướng dẫn đưa cho kế toán những Tập đoàn này kim chỉ nam gì?
• Cách xác định quyền biểu quyết và quyền kiểm soát
• Khi nào thì một công ty mẹ phải lập Báo cáo Tài chính hợp nhất và khi nào không phải lập Báo cáo Tài chính hợp nhất

Trong khi đó, Hệ thống Chuẩn mực và Thông tư hướng dẫn chưa có những hướng dẫn cụ thể của qui trình hợp nhất đối với những trường hợp tiêu biểu này

2. Công ty con mua lại cổ phiếu quĩ

Đây là tình huống hoàn toàn có thể xảy ra trong thực tế, vì đây là giao dịch được pháp luật công nhận. Tuy nhiên kế toán có thể lúng túng trong xử lý tình huống khi gặp trường hợp này do không tìm thấy hướng dẫn tại Hệ thống Chuẩn mực và Thông tư liên quan

3. Thay đổi cấu trúc Tập đoàn trong kỳ báo cáo
Trong thực tế, có thể xảy ra tình huống thay đổi cấu trúc Tập đoàn, ví dụ như một Tập đoàn ban đầu có cấu trúc như sau:

Sau giao dịch Công ty B mua lại 30% cổ phần của Công ty C (do Công ty A đang nắm giữ)

Tuy nhiên, kế toán sẽ không tìm được giải pháp cho tình huống này khi nghiên cứu hệ thống Chuẩn mực và Thông tư liên quan. Ngay cả đối với giao dịch Công ty mẹ bán cổ phần (một phần hoặc toàn bộ), kế toán cũng có thể gặp khó khăn trong xử lý khi rơi vào tình huống này.

4. Chi trả cổ tức bằng cổ phiếu quĩ

Cũng tương tự như những tình huống trên, đây là tình huống sẽ gây ‘đau đầu’ cho bộ phận kế toán của hầu hết các Tập đoàn khi gặp phải, giải pháp sẽ không thể tìm thấy tại Hệ thống Chuẩn mực và Thông tư hướng dẫn

5. Lập Báo cáo Tài chính cho những năm tiếp theo

Với Báo cáo Tài chính đơn lẻ, Báo cáo của những năm sau sẽ được lập dựa trên Báo cáo Tài chính của năm trước đó, tuy nhiên điều này có đúng khi lập Báo cáo Tài chính hợp nhất? Đây cũng là bài toán cần các kế toán viên giải đáp, và câu trả lời sẽ không nằm trong Hệ thống Chuẩn mực kế toán cũng như Thông tư hướng dẫn

6. ….

IV. Hiểu bản chất – Giải pháp bền vững
Vậy giải pháp cho những tình huống trên là gì?

Có nhiều giải pháp để giải quyết những vấn đề trên, ví dụ như tham vấn các chuyên gia, hoặc nghiên cứu các giải pháp tương tự từ các Tập đoàn khác … Tuy nhiên, một giải pháp được cho là bền vững nhất là: Hiểu bản chất vấn đề và giải quyết vấn đề theo bản chất.

Có 2 vấn đề mà kế toán cần hiểu bản chất ở đây:
1. Bản chất của việc lập Báo cáo Tài chính hợp nhất
Như đã đề cập ở trên: “Bản chất của lập Báo cáo Tài chính hợp nhất là lập Báo cáo Tài chính thể hiện vị thế tổng thể của một Tập đoàn tại một thời điểm và kết quả kinh doanh của một Tập đoàn qua một thời kỳ”

2. Bản chất của tình huống/ giao dịch

Kế toán phải nhìn nhận về những ảnh hưởng của tình huống/ giao dịch tới vị thế tài chính cũng như kết quả hoạt động kinh doanh của Tập đoàn. Từ đó có những ‘ứng xử’ kế toán tương ứng và phù hợp.

Với mục đích cung cấp tới người học nền tảng cơ bản để có thể phân tích và hiểu hai vấn đề nêu trên, Vietsourcing đã thiết kế chương trình đào tạo đặc biệt về ‘Hợp nhất Báo cáo Tài chính’, chương trình đào tạo sẽ bao gồm hai cấp độ: Cơ bản và nâng cao

Cấp độ cơ bản được thiết kế dành cho những kế toán viên chưa có kinh nghiệm thực tế về hợp nhất kinh doanh và lập Báo cáo Tài chính hợp nhất cũng như chưa hiểu bản chất của công việc này là gì, khóa học sẽ tiếp cận người học theo phương châm: Thực tiễn và bản chất vấn đề, học viên sẽ:
• Được tiếp cận với hệ thống chứng từ cụ thể của các khoản đầu tư, ví dụ như Biên bản họp của Hội đồng quản trị, Chứng nhận doanh nghiệp … Từ đó tự nhìn nhận và tính toán quyền biểu quyết và quyền kiểm soát.
• Được giải thích về bản chất về các thuật ngữ liên quan như lợi thế thương mại, giao dịch nội bộ Tập đoàn …
• Được giải thích rõ ràng về qui trình lập Báo cáo Tài chính hợp nhất, mục đích thực tế của mỗi bước trong qui trình
• Được nhìn nhận tất cả các vấn đề trên thông qua tình huống cụ thể tại một Tập đoàn cụ thể, từ đó có thể dễ hình dung và áp dụng với Tập đoàn của mình

Một số tình huống/ giao dịch được giới thiệu tại khóa học này là:

• Tính toán quyền biểu quyết và quyền kiểm soát của một Tập đoàn bao gồm 1 Công ty mẹ và 2 Công ty con
• Công ty mẹ thực hiện đầu tư vào công ty con tại thời điểm giữa niên độ kế toán, khoản đầu tư có phát sinh lợi thế thương mại
• Công ty mẹ và Công ty con có giao dịch nội bộ Tập đoàn (mua bán hàng hóa nội bộ, mua bán tài sản nội bộ, vay nội bộ)
• Công ty mẹ và Công ty con có số dư nội bộ Tập đoàn
• Báo cáo Tài chính hợp nhất được lập cho 3 năm hoạt động

Cấp độ nâng cao được thiết kế dành cho lãnh đạo Bộ phận kế toán cũng như Trưởng phòng nghiệp vụ của các Công ty kiểm toán, khóa học cũng tiếp cận học viên theo phương châm: Thực tiễn và bản chất vấn đề, học viên sẽ:

• Được nhìn nhận lại bản chất của qui trình lập Báo cáo Tài chính Hợp nhất
• Được tiếp cận vấn đề theo cách: Phân tích thực tế
• Được tiếp cận một số tình huống cụ thể và xây dựng khả năng tự tìm hiểu tình huống, tự đưa ra các giải pháp, từ đó có thể xây dựng nền tảng cho việc tự đưa ra giải pháp cho những tình huống của Tập đoàn mình
• Được nhìn nhận tất cả các vấn đề trên thông qua tình huống cụ thể tại một Tập đoàn cụ thể, từ đó có thể dễ hình dung và áp dụng với Tập đoàn của mình

Một số tình huống/ giao dịch được giới thiệu tại khóa học này là:

• Tính toán quyền biểu quyết và quyền kiểm soát của một Tập đoàn phức tạp, và cấu trúc Tập đoàn thay đổi trong kỳ kế toán
• Công ty mẹ thực hiện đầu tư vào công ty con tại thời điểm giữa niên độ kế toán, khoản đầu tư có phát sinh lợi thế thương mại, bất lợi thương mại
• Công ty mẹ thực hiện bán bớt cổ phần nắm giữ tại Công ty con trong niên độ kế toán
• Công ty con thực hiện mua lại cổ phiếu quĩ và sử dụng cổ phiếu quĩ để chi trả cổ tức
• Công ty mẹ và Công ty con có giao dịch nội bộ Tập đoàn
• Công ty mẹ và Công ty con có số dư nội bộ Tập đoàn
• Báo cáo Tài chính hợp nhất được lập cho 3 năm hoạt động
• …

Đánh giá việc lập báo cáo tài chính hợp nhất theo quy định của Chuẩn mực kế toán Việt Nam

Báo cáo tài chính hợp nhất có vai trò cung cấp thông tin cho nhiều đối tượng sử dụng, đặc biệt là cung cấp thông tin cho cổ đông của công ty mẹ. Báo cáo tài chính hợp nhất cho thấy được bức tranh và quá trình hoạt động cho cả tập đoàn. Đảm bảo thông tin chính xác và trung thực trên báo cáo tài chính là yêu cầu đặt ra cho các doanh nghiệp Việt Nam .

Vì thế các doanh nghiệp rất cần dựa vào các hướng dẫn của Chuẩn mực Kế toán Việt Nam để tìm ra phương pháp thích hợp có liên quan để phục vụ cho mục đích lập báo cáo tài chính hợp nhất. Trong khuôn khổ bài viết này người viết muốn đánh giá những thuận lợi, khó khăn và tồn tại khi các doanh nghiệp áp dụng Chuẩn mực Kế toàn Việt Nam VAS 25- Báo cáo tài chính hợp nhất trong thực tế.

Những thuận lợi khi áp dụng các chuẩn mực kế toán Việt Nam để lập báo cáo tài chính hợp nhất.

Mục đích của chuẩn mực kế toán VAS 25 là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc vá phương pháp lập báo các tài chính hợp nhất của tập đoàn gốm nhiều công ty mẹ và kế toán các khoản đầu tư vào công ty con, để tạo để tạo điều kiện nghiên cứu và lập báo cáo tài chính thích hợp nhất được dễ dàng ngoài việc áp dụng chuẩn mực số 25 để lập báo cáo tài chính thích hợp nhất, kế toán báo cáo tài chính hợp nhất còn phải áp dụng các chuẩn mực có liên quan như chuẩn mực kế toán VAS 11 “Hợp nhất kinh doanh”, chuẩn mực kế toán VAS 07 “Kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết”, chuẩn mực kế toán VAS 08 “Thông tin tài chính về những khoản góp vốn liên doanh”, chuẩn mực kế toán VAS 17 “Thuế thu nhập doanh nghiệp”.

Việc ban hành các chuẩn mực có liên quan đến việc lập báo cáo tài chính thích hợp nhất đã đáp ứng nhu cầu lập báo cáo tài chính hợp nhất cho các doanh nghiệp hoạt động theo mô hình công ty mẹ – công ty con. Trong nội dung của chuẩn mực số 25 quy định một số nội dung cần thiết cho việc lập BCTC hợp nhất như mục đích, phạm vi áp dụng, trình thự hợp nhất, trình bày báo cáo tài chính hợp nhất, phương pháp kế toán và trình bày khoản đầu tư vào công ty con trong báo cáo tài chính riêng của công ty mẹ.

Sau đó, Thông tư 23 đã hướng dẫn cụ thể một số nội dung của chuẩn mực 25 và cụ thể hóa nội dung cần thiết của các chuẩn mực có liên quan giúp cho việc lập báo cáo tài chính hợp nhất được dễ dàng hơn như: nguyên tắc lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất, xác định thời điểm lập báo cáo tài chính hợp nhất và nơi nhận báo cáo tài chính; xác định quyền kiểm soát và phần lợi ích của công ty mẹ đối với công ty con; xác định được mối quan hệ nội bộ; trình tự lập bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ; hướng dẫn sử dụng sổ kế toán hợp nhất… giúp cho người làm công tác kế toán có thể thực hiện dễ dàng hơn.

Bên cạnh đó Thông tư 23 còn có Thông tu 20/2006/TT – BTC và Thông tư 21/2006/TT – BTC ban hành ngày 20/3/2006 hướng dẫn liên quan đến việc lập báo cáo tài chính hợp nhất cụ thể:

– Thông tư 20 đề cập phương pháp xác định và ghi nhận các khoản điều chỉnh khi lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất của nhà đầu tư đối với các khoản đầu tư công ty liên kết theo phương pháp vốn chủ sở hữu, trình bày khoản đầu tư vào công ty liên kết trong báo cáo tài chính hợp nhất, hướng dẫn phương pháp kế toán khoản vốn góp vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát khi lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất. Ngoài ra, Thông tư này còn hướng dẫn nội dung điều chỉnh liên quan đến báo cáo tài chính hợp nhất khi thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và sai số.

– Thông tư 21 hướng dẫn VAS 11-Hợp nhất kinh doanh và liên quan đến các nội dung: Nguyên tắc lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất khi hợp nhất kinh doanh; trường hợp hợp nhất kinh doanh dẫn đến quan hệ công ty mẹ – công ty con.

Như vậy, các chuẩn mực và các Thông tư hướng dẫn liến quan đến lập báo cáo tài chính hợp nhất đã đáp ứng được phần lớn yếu cầu trước mắt cho các doanh nghiệp hoặc các tổng công ty đang chuyển đổi và hoạt động theo mô hình công ty mẹ – công ty con. Bên cạnh đó, các chuẩn mực này là nền tảng cho việc hoàn thiện hơn nữa các chính sách, chế độ kế toán Việt Nam phù hợp với thế giới.

Những vướng mắc và tồn tại của Thông tu 23 trong hướng dẫn lập BCTC trong hợp nhất

Thứ nhất về mẫu bảng biểu:

Các mẫu bảng biểu mà Thông tư 23 hướng dẫn đưa ra nhằm để lập BCTC hợp nhất, trong đó Sổ kế toán hợp nhất, Bảng tổng hợp kết quả kinh doanh hợp nhất, Bảng cân đối kế toán hợp nhất. Tuy nhiên, khi tìm hiểu và tiếp cận các mẫu số thì ở các mẫu số có nhiều điểm không phù hợp với thông lệ chung và không khoa học, dẫn đến việc làm cho người làm công tác kế toán khó thực hiện được và đối chiếu số liệu cụ thể:

– Đối với số kế toán hợp nhất và Bảng cân đối kế toán hợp nhất

Nhìn vào cột bút toán điều chỉnh trên mẫu Sổ kế toán hợp nhất và BCĐKT hợp nhất gồm có 2 phần: phần tăng (+); phần giảm (-)

Bút toán điều chỉnh tăng bao gồm Bên Nợ của các tài khoản thuộc tài sản và các khoản đầu tư vốn; bút toán điều chỉnh giảm bao gồm Bên Có của các tài khoản thuộc tài sản các tài khoản thuộc nguồn vốn. Theo nguyên tắc kế toán kép, nếu ta phản ánh bút toán để phản ánh tài khoản tài sản tăng – ghi Nợ (phần tăng) nhưng kết quả là các tài khoản phản ánh công nợ và vốn chủ sở hữu lại giảm. Ngược lại, nếu ta phán ánh bút toán để phản ánh tài khoản tài sản giảm – ghi Có (phần giảm) nhưng kết quả là các tài khoản phản ánh nợ và vốn chủ sở hữu lại tăng. Như vây, việc ghi bút toán điều chỉnh như vậy là không phù hợp với thông lệ quốc tế về kế toán đồng thời làm cho người sử dụng hay bị nhầm lẫn trong việc ghi chép và đối chiếu số liệu.

Ngoài ra, trên Sổ kế toán hợp nhất ở cột diễn giải cứ mỗi một chi tiết thì liên quan đến công ty mẹ và công ty con và chỉ tiêu kế tiếp lại phân ra là công ty mẹ và công ty con…vv. Như vậy, cụm từ “công ty mẹ”, “công ty con” cứ lặp đi lặp lại rất nhiều lần trong sổ kế toán hợp nhất, do đó thể hiện sự rườm rà, không khoa học.

– Đối với Bảng Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Trong BCKQKD hợp nhất thì cột điều chỉnh phần tăng, phần giảm lại ghi cột mà không quy định cụ thể là tăng thì ghi bình thường, còn giảm thì ghi trong ngoặc, thể hiện tính không nhất quán. Điều đó gây khó khăn cho các đối tượng sử dụng BCTC và các cơ quan trong việc kiểm tra số liệu vì quy định không thống nhất.

Thiết nghĩ nên đổi từ “Tăng” thành “Nợ”và “Giảm” thành “Có” và cột điều chỉnh chia ra làm 2 phần Nợ, Có.

Thứ hai: Theo hệ thống kế toán cao cấp của Mỹ thì các bút toán điều chỉnh được ghi vào Sổ kế toán hợp nhất trước, sau đó mới ghi đông thời vào Báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất và Bảng cân đối kế toán hợp nhất – cách hướng dẫn như thế vừa dễ hiểu và đảm bảo tính khoa học, trong khi đó thông tư 23 hướng dẫn lại làm không đúng quy trình như thế, mà các bút toán điều chỉnh phản ánh một cách ròi rạc, tách biệt nhau để lập từng báo cáo tài chính một. Với cách hướng dẫn như vậy sẽ rất khó thực hiện đối chiếu, kiểm tra số liệu, định vị các sai sót (nếu có) để lập một báo cáo tài chính hợp nhất hoàn chỉnh.

Thứ ba: Trong phần ví dụ minh họa để xác định tỉ lệ lợi ích của công ty mẹ ở công ty con đầu tư gián tiếp với nội dung ví dụ như sau: Tổng Công ty Pico đầu tư vào Công ty cổ phần Pico 10.000 cổ phiếu/15.000 cổ phiếu phát hành của Công ty Pico với mệnh giá cổ phiếu là 100.000 đồng/cổ phiếu. Như vậy, Tổng công ty Pico nắm giữ quyền biểu quyết tại Công ty Pico là 10.000 cổ phiếu/ 15.000 ổ phiếu = 67%. Công ty cổ phần Pico đầu tư trực tiếp vào Công ty TNHH han tổng số vốn là 500.000.000 đồng và có tỉ lệ quyền biểu quyết là 33%.

Như vậy, xác định phần lợi ích của Tổng Công ty Pico TNHH han là:

 

Tỷ lệ (%) lợi ích của Tổng Công ty Pico ở Công ty TNHH han đầu tư gián tiếp (công ty con) = Tỷ lệ (%) lợi ích tịa Công ty cổ phần Pico (Công ty con đầu tư trực tiếp) x Tỷ lệ (%) lợi ích tại Công ty TNHH Han (công ty con đầu tư gián tiếp)
22,11% = 67% X 33%

 

Công ty TNHH Han là Công ty con của Tổng Công ty Pico và tỉ lệ lợi ích của Tổng Công ty Pico là 22,11% (chú thích: Trang 94, 95; Mục 2.2.2, phần b; Thông tư 23)

Nhìn vào cách kết luận trên của thông tư 23 thì quan hệ giữa Công ty Pico và công ty Han là quan hệ công ty me – công ty con. Nhưng theo chuẩn mực số 07 “Kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết” thì thực chất quan hệ giữa công ty Pico và công ty Han không thể là quan hệ công ty me – công ty con mà công ty Han chỉ là công ty liên kết của công ty Pico vì công ti Pico chỉ nắm 33%.

Và một điểm không phù hợp nữa là bút toán điều chỉnh “Lợi ích của cổ đông thiểu số trong lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp của các công ty con” Thông tư hướng dẫn: (Mục d; Trang 100; thông tư 23)

Tăng khoản mục – Lợi ích của cổ đông thiểu số

Giảm khoản mục – Lợi nhuận sau thuế TNDN

Theo thông lệ chung thì khoản ghi Nợ được ghi trước, khoản ghi Có được ghi sau, nhưng Thông tư lại ghi ngược lại – không phù hợp với thông lệ chung.

*Những vấn đề mà Thông tư 23 hướng dẫn còn đề cập nhưng không giải quyết triệt để như:

Thứ nhất: Vấn đề xảy ra trong  giao dịch nội bộ giữa các công ty trong tập đoàn.

Trong thực tế,  giao dịch nội bộ xảy ra trong tập đoàn khi thành viên trong tập đoàn cung cấp  hoàng hóa dịch vụ qua lại lẫn nhau, như trong Thông tư hướng dẫn chỉ đề cập đến việc loại trừ các chỉ tiêu liên quan đến các  giao dịch nội bộ trong tập đoàn đó là nghiệp vụ công ty mẹ bán hàng cho công ty con ( giao dịch xuôi chiều), còn trường hợp  giao dịch ngược chiều (công ty con  bán hàng cho công ty mẹ) thì không được đề cập và Thông tư 23 thiếu hướng dẫn cụ thể về từng trường hợp  hoàng hóa  giao dịch nội bộ cho từng trường hợp:

–  Hoàng hóa đã bán hết ra ngoài;

–  hoàng hóa chưa bán hết ra ngoài.

Trong  giao dịch nội bộ trong tập đoàn đối với nghiệp vụ cung cấp  hoàng hóa lẫn nhau, Thông tư 23 không phân biệt cụ thể  hoàng hóa  giao dịch đó là hàng tồn kho hay  hoàng hóa đó là TSCĐ; và không phân biệt chi tiết hơn là tài sản mua về nhắm mục đích sử dụng hay mục đích bán lại. Và nếu như thế thì các bút toán điều chỉ  giao dịch nội bộ là hàng tồn kho khác với  giao dịch nội bộ là tài chính cố định cho từng trường hợp cụ thể khác nhau.

Một vấn đề nữa mà Thông tư 23 hướng dẫn chỉ đề cập nghiệp vụ  giao dịch nội bộ trong niên bộ, không giải quyết cho các năm sau (từ năm thứ 2 trở đi).

Thứ hai: trong VAS 25 có quy định là công ty mẹ phải hợp nhất toàn bộ các công ty con trong và ngoài nước, nhưng trong Thông hướng dẫn lại l quy định cụ thể việc ảnh hưởng tỷ giá hối đoái khi chuyển đổi báo cáo tài chính từ hoạt động ở nước ngoài để lập báo cáo tài chính hợp nhất của đơn vị báo cáo.

Thứ ba: Thông tư 23 chưa đưa ra đầy đủ các trường hợp xác định quyền kiểm soát mà chỉ đưa ra hai trường hợp đó là:

– Xác định quyền kiểm soát trực tiếp của công ty mẹ đối với công ty con

– Xác định quyền kiểm soát gián tiếp của công ty mẹ thông qua quyền sở hữu gián tiếp công ty con qua một công ty công ty con khác vừa đầu tư trực tiếp.

Như vậy, Thông tư 23 còn thiếu trường hợp xác định quyền kiểm soát gián tiếp.

Có thể nói, những khó khăn, vướng mắc của các công ty khi lập báo cáo tài chính hợp nhất hiện nay qua khảo sát thực tế trong việc lập báo cáo tài chính hợp nhất là việc xác định phạm vi hợp nhất báo cáo tài chính của công ty và các công ty thành viên, Mặc dù hiện tại chuẩn mực kế toán số 25 “Báo cáo tài chính thích hợp nhất và kế toán các khoản đầu tư vào công ty con” đã ban hành kèm theo Thông tư 23/2005/TT-BTC nhằm hướng dẫn thực hiện chuẩn mực này. Nhưng do đây là một vấn đề mới, đồng thời các công ty cũng chưa hề lập báo cáo tài chính hợp nhất cũng như xác định các số dư trên các khoản đầu tư từ những năm trước để tiến hành các bút toán điều chỉnh theo qui định.

Một khó khăn mà hiện nay các công ty đang gặp phải là vấn đề cán bộ kế toán, hầu hết các nhân viên kế toán của các công ty và các đơn vị thành viên chưa hề được đào tạo các kỹ thuật cũng như phương pháp lập báo cáo tài chính hợp nhất và do đó chưa có kinh nghiệm trong vấn đề lập báo cáo tài chính hợp nhất. Chính vì vậy mà hiện nay các công ty chỉ còn có các bộ phận chuyên về việc lập báo cáo tài chính hợp nhất. Trong khi đó tại các công ty, các tập đoàn lớn, nơi có yêu cầu lập báo cáo tài chính hợp nhất thì chính bộ phận này lại chiếm một vị trí quan trọng và đòi hỏi phải có nhiều kinh nghiệm cũng như kiến thức chuyên môn về kế toán, đặc biệt là kế toán hợp nhất.

Hiện nay, do các  giao dịch nội bộ của các công ty và các đơn vị thành viên diễn ra tương đối nhiều, đồng thời việc hoạch toán các nghiệp vụ này tại các công ty và từng đơn vị thành viên chưa thống nhất, do vậy, việc thực hiện các bút toán điều chỉnh và loại trừ sẽ gặp khó khăn. Đặc biệt, các số liệu cũ từ các năm trước chuyển sang để đưa vào báo cáo hợp nhất chưa hề có, vì từ trước đến giờ các công ty không theo dõi những khoản mục này trên sổ sách riêng.

Ngoài ra, mặc dù các công ty đã sử dụng phân phần mềm kế toán hỗ trợ công tác kế toán nhưng chỉ dừng lại ở việc lập báo cáo tài chính thông thường mà chưa phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính hợp nhất, vì vây, sẽ phải mất thời gian và kinh phí để chuyển đổi nhằm đáp ứng nhu cầu của việc lập báo cáo tài chính hợp nhất và trong thời gian đầu cung cấp thông tin sẽ gặp khó khăn.

Từ những vướng mắc trên đây thiết nghĩ các nhà soạn thảo chuẩn mực cần tiếp hoàn thiện chuẩn mực kế toán Việt Nam VAS 25 dựa trên một số nguyên tắc sau:

Đồng bộ

Báo cáo tài chính hợp nhất bao gồm nhiều báo cáo khác nhau được hợp nhất từ báo cáo riêng của công ty mẹ và các công ty con nên việc hoàn thiện phải được thực hiện đồng bộ cho tất cả báo cáo từ nội dung hợp nhất, trình tự hợp nhất và phương pháp điều chỉnh, xử lý để định lượng thông tin hợp nhất. Ngoài ra nguyên tắc đồng bộ cũng đặt ra yêu cầu là việc hoàn thiện phải được thực hiện đồng thời từ việc soạn thảo chế độ kế toán đến việc hướng dẫn thực hiện và thực hiện báo cáo tài chính hợp nhất.

Thống nhất

Việc hợp nhất báo cáo tài chính liên quan đến kế toán của tất cả các đơn vị kế toán thuộc tập đoàn (hoặc tổng công ty) nên để thuận lợi cho việc xử lý thông tin và hợp nhất báo cáo cũng như đảm bảo được tính hợp lý cho thông tin thì việc thực hiện kế toán ở công ty mẹ và các công ty con phải thống nhất về chính sách kế toán và kỳ kế toán; đặc biệt là phải có sự thống nhất trong tổ chức theo dõi các khoản cung cấp nội bộ nhằm tạo thuận lợi cho việc xác định các khoản mục thuộc báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất.

Tuần tự

Mô hình công ty mẹ – công ty con còn khá mới trong hoạt động kinh doanh ở Việt Nam và chưa mang tầm của công ty đa quốc gia nên nguyên tắc tuần tự theo sự phát triển của mô hình này cũng chưa được xem là nguyên tắc chi phối việc hoàn thiện báo cáo tài chính hợp nhất. Việc hoàn thiện chỉ giới hạn trong phạm vi và thực tiễn hoạt động hiện nay của doanh nghiệp Việt Nam tổ chức theo mô hình công ty mẹ – công ty con. Việc chuyển đổi và hợp nhất báo cáo tài chính của cơ sở nước ngoài cũng như vấn đề hợp nhất kinh doanh chưa đề cập trong nội bộ đang hoàn thiện.

 Đối với báo cáo tài chính hợp nhất áp dụng cho các doanh nghiệp ở Việt Nam

Cần hoàn thiện mô hình tổ chức phụ vụ cho việc lập báo cáo tài chính hợp nhất:

Doanh nghiệp hoạt động theo mô hình công ty mẹ – công ty con bao gồm nhiều đơn vị kế toán có nhiệm vụ tổ chức kế toán và lập báo cáo tài chính riêng nên để có cơ sở hợp nhất báo cáo tài chính cho toàn doanh nghiệp cần thiết phải có nghiên cứu và thiết kế mô hình kế toán phù hợp với quy mô và đặc điểm doanh nghiệp. Mô hình kế toán này vừa phải bảo đảm cung cấp thông tin riêng cho từng đơn vị kế toán, vừa phải bảo đảm chuyển tải kịp thời, đầy đủ các thông tin cần thiết cho việc hợp nhất báo cáo tài chính để phục vụ cho yêu cầu quản lý chung trong phạm vi toàn doanh nghiệp.

Mô hình tổ chức kế toán áp dụng cho doanh nghiệp hoạt động theo mô hình công ty mẹ – công ty con phải chứa đựng được một số nội dung sau:

Xác lập được một số quy chế tổ chức kế toán cho toàn công ty và từng đơn vị thành viên trên cơ sở đảm bảo tính thống nhất, vừa đảm bảo tính độc lập để phù hợp với yêu cầu chuyển tải thông tin và yêu cầu hoạt động thực tế trong từng đơn vị.

Cơ cấu bộ máy kế toán được thiết kế theo quan hệ hàng dọc từ công ty mẹ đến công ty con vừa theo quan hệ ngang hàng giữa công ty con với nhau, để qua đó tạo sự chi phối khi thực hiện các chính sách kế toán và trao đổi thông tin.

Thiết lập được hệ thống sổ kế toán chi tiết có tính thống nhất trong toàn đơn vị liên quan đến các hoạt động đầu tư và trao đổi nội bộ để giúp cho từ đơn vị thành viên có thể tính toán, điều chỉnh được các chỉ tiêu liên quan đến tình hình đầu tư lẫn nhau và cung cấp  sản phẩm lẫn nhau đã thực hiện và chưa thực hiện giá trị.

Mô hình này phải đặt trọng tâm vào mục tiêu tưng cường khả năng kiểm soát nội bộ từng đơn vị thành viên và trong toàn bộ công ty thông qua việc xây dựng cơ chế kiểm soát mang tính tập trung được thực hiện bởi một bộ phận chuyên trách nằm trong bộ máy kế toán của công ty mẹ.

Thiết kế và đưa vào ứng dụng được một phần mềm kế toán thống nhất trong toàn bộ đơn vị để tăng cường hiệu quả công tác, tăng cường khả năng kiểm soát và trao đổi thông tin cũng như thực hiện được các kỹ thuật xử lý khi hợp nhất báo cáo tài chính.

Xây dựng chính sách kế toán thốngnhất trong toàn doanh nghiệp

Việc xây dựng một chính sách kế toán áp dụng thống nhất cho các đơn vị thành viên trong toàn doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo tính hợp lý đáng tin cậy của của thông tin được trình bày trên báo cáo tài chính hợp nhất, giúp cho công ty mẹ dễ dàng trong vấn đề kiểm soát và xác lập những chỉ tiêu tổng hợp gắn với phạm vi toàn doanh nghiệp. Hơn nữa việc xây dựng và áp dụng chính sách kế toán thống nhất là điều kiện cần thiết để thực hiện việc hợp nhất báo cáo tài chính.

Hoàn thiện nguyên tắc và phương pháp điều chỉnh các chỉ tiêu khi lập báo cáo tài chính hợp nhất:

* Đối với bảng cân đối kế toán hợp nhất

Điều chỉnh khoản đầu tư của công ty mẹ và các công ty con:

Nguyên tắc điều chỉnh là giá trị ghi sổ khoản đầu tư của công ty mẹ trong từng công ty con và phần vốn của công ty mẹ trong vốn chủ sở hữu của công ty con phải được loại trừ hoàn toàn trên bảng cân đối kế toán hợp nhất.

Điều chỉnh để xác định lợi ích của cổ đông thiểu số:

Khi công ty mẹ nắm giữ ít hơn 100% số vốn cổ đông của công ty con thì sẽ xuất hiện khoản mục :Lợi ích của cổ đông thiểu sô”. Lợi ích của cổ đông thiểu số trong tài sản thuần của công ty con được xác định và trình bày trong một chỉ tiêu riêng trên bảng cân dối kế toán hợp nhất.

Lợi ích của cổ đông thiểu cố tại ngày hợp nhất kinh doanh ban đầu được xác định theo chuẩn mực kế toán “hợp nhất kinh doanh”. Giá trị này được xác định trên sơ sở tỷ lệ góp góp vốn kinh doanh của số cổ đông thiểu số với số vốn chủ sở hữu của công ty con;

Phần lợi ích của cổ đông thiểu số thu thập thuần sau thuế thu nhập doanh nghiệp tròn kỳ báo cáo. Giá trị này được xác định trên cơ sở tỷ lệ góp vốn kinh doanh của cổ đông thiểu số và tổng giá trị các khoản chênh lệch so sánh giá tài sản, chênh lệch tỷ giá hối đoái…

Điều chỉnh số dư các tài khoản phải thu, phải trả giữa các đơn vị nội bộ trong cùng tập đoàn.

Điều chỉnh các khoản lãi (lỗ) chưa thực hiệu phát sinh từ các  giao dịch giữa các đơn vị trong tập đoàn: Các khoản lãi (lỗ) chưa thực hiện  từ các giao dịch nội bộ đang nằm trong giá trị tài sản như hàng tồn kho, tài sản cố định, lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp phải được loại trừ hoàn toàn.

* Đối với báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất

Nguyên tắc điều chỉnh cơ bản là các khoản doanh thu, giá vốn hàng bán, lãi, lỗ nội bộ tập đoàn phải được loại trừ toàn bộ, nhưng cần phân biệt các đối tượng  giao dịch khác nhau như: hàng tồn kho, tài sản cố định…

Đối với các  giao dịch về hàng tồn kho:

Trường hợp hàng tồn kho  giao dịch trong tập đoàn đã bán hết cho bên ngoài thì cần điều chỉnh giảm doanh thu và giá vốn bán hàng.

Trường hợp hàng tồn kho chưa được bán hết cho bên ngoài thì sẽ có một khoản lãi (lỗ) chưa thực hiện phát sinh từ các  giao dịch nội bộ. Khoản lãi (lỗ) chưa thực hiện này đã được loại trừ trên bảng cân đối kế toán hợp nhất bằng bút toán điều chỉnh các chỉ tiêu, giá trị hàng tồn kho và giá trị chưa phân phối. trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất, khoản lãi (lỗ) nội bộ chưa thực hiện phải được loại trừ cùng với doanh thu và giá vốn hàng bán.

Mặt khác, chúng ta cũng cần phải lưu ý đến tính chất “thuận chiều” hay “ngược chiều” của các  giao dịch trong nội bộ tập đoàn vì nó sẽ ảnh hưởng đến lợi ích của cổ đông thiểu số: nếu bán hàng “thuận chiều” tức công ty mẹ bán hàng cho công ty con, thì lợi nhuận riêng của công ty mẹ sẽ bao bao gồm cả khoản lãi chưa thực hiện (nếu có) còn lợi nhuận của công ty con thì không bị ảnh hưởng gì; nếu bán hàng “ngược chiều”, tức công ty con bán hàng cho công ty mẹ thì lợi nhuận của công ty con bao gồm cả khoản chưa được thực hiện (nếu có), còn lợi nhuận của công ty mẹ không ảnh hưởng. Tuy nhiên, khi hợp nhất báo cáo tài chính thì lợi ích của cổ đông thiểu số trong lợi nhuận thuần sau thuế thu nhập doanh nghiệp của công ty con lại có liên quan đến khoản lợi nhuận chưa thực hiện này vì căn cứ để phân chia lợi ích cho các cổ đông là tỷ lệ góp vốn kinh doanh vá lợi nhuận sau thuế của những đơn vị này.

Lợi ích của cổ đông thiếu số sau trong lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp của các công ty con phải được loại trừ trước khi hợp nhất báo cáo tài chính của công ty mẹ và các công ty con để xác định lãi (lỗ) thuần trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất của những đối tượng sở hữu công ty mẹ.

Bút toán điều chỉnh là ghi giảm “lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp” của công ty con và ghi tăng “lợi ích của cổ đông thiểu số”. Lợi ích của cổ đông thiểu số trong lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp được trình bày thành một chỉ tiêu riêng biệt trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất.

Đối với các  giao dịch về tài sản cố định

Trường hợp tài sản cố định không phải tính khấu hao

Khi có sự chuyển nhượng tài sản cố định không phải tính khấu hao giữa các công ty trong cùng tập đoàn, theo một giá khác hơn là giá trị trên sổ kế toán thì sẽ tạo ra một khoản lãi vay hay lỗ chưa thực hiện. khoản lai hay lỗ này sẽ xuất hiện trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty thành viên ở bên bán trong kỳ có sự chuyển nhương nhưng phải được loại trừ khi lập báo cáo tài chính hợp nhất.

Trường hợp tài sản cố định phải tính khấu hao

Các bút toán điều chỉnh để loại trừ khoản lãi, lỗ chưa thực hiện trên báo cáo tài chính hợp nhất của công ty mẹ và báo cáo tài chính hợp nhất sẽ phức tạp hơn nhiều so với tài sản cố định không phải tính khấu hao. Sự phức tạp này là do nghiệp vụ tính khấu hao ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty mẹ và báo cáo tài chính hợp nhất trong các năm mà tài sản cố định được giữ để lại sử dụng.

Một số kiến nghị

Để hoàn thiện báo cáo tài chính hợp nhất áp dụng cho các doanh nghiệp Việt Nam cần thiết có sự kết hợp đồng bộ từ khâu soạn thảo chế độ kế toán đến khâu đào tạo kế toán và thực hiện công tác kế toán. Sau đay là một số kiến nghị cụ thể có liên quan đến vấn đề này.

Đối với Bộ tài chính

Thống nhất các văn bản liên quân đến báo cáo tài chính hợp nhất thành một văn bản pháp lý để phổ biến một cách rộng rãi nhằm tạo thuận lợi cho việc nghiên cứu và ứng dụng báo cáo tài chính hợp nhất.

Nên phối hợp với các trường đại học có đào tạo chuyên ngành kế toán để hội thảo thực hiện các đề tài có kiên quan đến báo cáo tài chính hợp nhất nhằm giúp cho các quy định được ban hành có được tính khoa học, hiện đại và phù hợp với môi trường pháp lý và kinh doanh ở Việt Nam.

Đối với các doanh nghiệp

Nghiên cứu và ban hành quy chế tổ chức kế toán trong đơn vị để bảo đảm tính thống nhất khi thực hiện các chính sách kế toán, kỳ kế toán cũng như việc ghi nhận các thông tin chi tiết liên quan đến vấn đề cung cấp nội bộ nhằm giúp cho việc thu nhận và xử lý các thông tin khi hợp nhất báo cáo tài chính được thuận lợi, dễ dàng và có được những thông tin hợp lý.

Nghiên cứu và xây dựng mô hình tổ chức kế toán phù hợp với tình hình tổ chức quản lý, tổ chức kinh doanh và đặc điểm hoạt động để có được những thông tin thích hợp khi đánh giá các công ty con và phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính hợp nhất.

Thiết kế hệ thống kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp để đảm bảo cho các thông tin được thu nhận và trình bày trên báo cáo tài chính hợp nhất có được sự tin cậy cần thiết cho các đối tượng sử dụng thông tin, đặc biệt là các công ty kiểm soát.

Nâng cao trình độ hiểu biết của nhà quản lý tại doanh nghiệp khi nhận được thông tin trình bày trên báo cáo tài chính hợp nhất để các đối tượng này sử dụng báo cáo tài chính hợp nhất thành một công cụ hữu ích cho việc kiểm soát và ra quyết định liên quan đến hướng hoạt động của toàn doanh nghiệp.

Có thể nói việc lập báo cáo tài chính hợp nhất của các công ty và tập đoàn là một công việc hết sức phức tạp, vì nó liên quan tới những giá trị vô cúng lớn, với nhiều công ty khác nhau, cúng với vô số những  giao dịch trong nội bộ công ty hay tập đoàn, với những ảnh hưởng khác nhau đến những khoản lai (lỗ) đã thực hiện và chưa thực hiện của các công ty trong tập đoàn, do vậy việc hoàn thiện chuẩn mực kế toán Việt Nam VAS 25 để có thể ứng dụng trong thực tế là một vấn đề hết sức cần thiết