Báo cáo tài chính hợp nhất: Hiểu bản chất – Giải pháp bền vững cho mọi tình huống

Bản chất của lập Báo cáo Tài chính hợp nhất là lập Báo cáo Tài chính thể hiện vị thế tổng thể của một Tập đoàn tại một thời điểm và kết quả kinh doanh của một Tập đoàn qua một thời kỳ”

I. Vai trò của Báo cáo Tài chính
Trước đây, do tính chất môi trường kinh doanh tại Việt Nam cũng như do ‘thói quen’ trong kinh doanh của người Việt Nam, Báo cáo Tài chính doanh nghiệp không được sử dụng rộng rãi cũng như không thực sự là công cụ hữu hiệu cho việc ra quyết định.

Toàn cầu hóa, sự biến chuyển mạnh mẽ của môi trường kinh doanh tại Việt Nam cũng như sự bùng nổ của thị trường chứng khoán đã tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh mới cho các tổ chức, các doanh nghiệp cũng như cá nhân, nhiều bài học xương máu của các doanh nghiệp, cá nhân đã được rút ra từ thói quen quyết định theo cảm tính. Và từ đó, Báo cáo Tài chính của doanh nghiệp đã được chú trọng hơn, đã được sử dụng rộng rãi hơn với vai trò là nền tảng cơ bản cho việc ra quyết định.

Báo cáo Tài chính thể hiện khá toàn diện và đầy đủ vị thế tài chính của doanh nghiệp tại 1 thời điểm và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó cho một thời kỳ. Do đó thông qua Báo cáo Tài chính, người ta có thể đánh giá về thực trạng cũng như triển vọng của doanh nghiệp, từ đó có thể đưa ra các quyết sách riêng cho mình cũng như cho doanh nghiệp của mình.

II. Hợp nhất kinh doanh – Có cần thông tin của Báo cáo Tài chính hợp nhất?

Bản chất của lập Báo cáo Tài chính hợp nhất là lập Báo cáo Tài chính thể hiện vị thế tổng thể của một Tập đoàn tại một thời điểm và kết quả kinh doanh của một Tập đoàn qua một thời kỳ. Lấy tình huống cụ thể sau làm ví dụ, chúng ta sẽ phân tích sâu về vấn đề này

Các câu hỏi được quan tâm là:
1. Khi đầu tư trên 50% vốn của Công ty con, Công ty mẹ được gì?
Câu trả lời là: Công ty mẹ được quyền kiểm soát Công ty con

2. Quyền kiểm soát có nghĩa là gì?
Câu trả lời là: Quyền kiểm soát là quyền chi phối các chính sách tài chính, chính sách hoạt động của Công ty con nhằm mục đích thu được lợi ích kinh tế

3. Khi có quyền kiểm soát, Công ty mẹ có bao nhiêu % quyền và nghĩa vụ đối với Tài sản và Công nợ?
Câu trả lời: 100% quyền và nghĩa vụ

4. Như vậy, vị thế tài chính của Tập đoàn thể hiện qua 100% tài sản, công nợ của Công ty mẹ A và 60% tài sản, công nợ của Công ty con B, 80% tài sản, công nợ của Công ty con C, 70% tài sản, công nợ của Công ty con D hay 100% tài sản, công nợ của tất cả 4 công ty?

Câu trả lời: 100% tài sản, công nợ của tất cả 4 công ty

5. Giả sử: Công ty mẹ A bỏ ra 5.000.000.000 VND để đầu tư mua (từ cổ đông hiện hữu) 60% giá trị tài sản thuần của Công ty con B với giá trị sổ sách của 60% này là 4.800.000.000 VND.
Ảnh hưởng của giao dịch trên đối với các công ty đơn lẻ cũng như đối với Tập đoàn?
Câu trả lời:

Công ty mẹ A: Được khoản đầu tư vào Công ty con B, từ đó được quyền kiểm soát công ty con B, và sẽ được hưởng cổ tức từ kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty con B hoặc có trách nhiệm chia sẻ lỗ nếu Công ty con B kinh doanh lỗ
Công ty con B: Không ảnh hưởng về tài sản và công nợ, chỉ thay đổi cổ đông
Tập đoàn: Vị thế thay đổi, giá trị tài sản thuần tăng lên 100% giá trị tài sản thuần của Công ty con B, cộng thêm phần chênh lệch giữa giá trị đầu tư và tài sản thuần nhận được (gọi là lợi thế thương mại – 200 triệu). Kết quả hoạt động kinh doanh sẽ tăng thêm phần tương ứng có được từ kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty con B (có thể khác với phần cổ tức mà Công ty mẹ A được hưởng từ Công ty con B)
Như vậy: Nếu sử dụng Báo cáo Tài chính đơn lẻ của Công ty mẹ A trong tình huống này, người sử dụng Báo cáo Tài chính có thể đưa ra quyết sách không phù hợp. Do Báo cáo Tài chính đơn lẻ của Công ty mẹ A không thể hiện đầy đủ vị thế tài chính cũng như kết quả hoạt động kinh doanh của cả Tập đoàn

6. Khi có giao dịch nội bộ Tập đoàn (ví dụ Công ty mẹ A mua – bán hàng với các công ty con, hoặc các công ty con có nghiệp vụ mua – bán hàng lẫn nhau) các công ty đơn lẻ ảnh hưởng thế nào và Tập đoàn ảnh hưởng thế nào?
7. …

Như vậy, liên quan tới việc Hợp nhất Báo cáo Tài chính của Tập đoàn, có rất nhiều vấn đề cần giải quyết cũng như nhiều câu hỏi cần giải đáp. Có những câu hỏi và vấn đề đơn giản, kế toán có thể có đáp án ngay lập tức, tuy nhiên trên thực tế cũng có nhưng câu hỏi và vấn đề khá phức tạp (sẽ được bài viết đề cập chi tiết ở phần sau), kế toán khó có thể có đáp án ngay, lúc đó kế toán phải dựa trên nguyên tắc cơ bản của hợp nhất Báo cáo Tài chính để đưa ra giải pháp phù hợp, nguyên tắc đó là: “Bản chất của lập Báo cáo Tài chính hợp nhất là lập Báo cáo Tài chính thể hiện vị thế tổng thể của một Tập đoàn tại một thời điểm và kết quả kinh doanh của một Tập đoàn qua một thời kỳ”,có nghĩa là kế toán phải cân nhắc giao dịch đó ảnh hưởng thế nào tới vị thế của Tập đoàn, cũng như tới kết quả kinh doanh của Tập đoàn để có đáp án phù hợp

III. Chuẩn mực Kế toán – Kim chỉ nam cho việc lập Báo cáo Tài chính hợp nhất

Hệ thống Chuẩn mực Kế toán và Hệ thống Thông tư hướng dẫn kế toán nói chung là kim chỉ nam để kế toán các doanh nghiệp thực hiện hạch toán và phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong doanh nghiệp. Không nằm ngoài định hướng đó, Chuẩn mực kế toán số 11 – Hợp nhất Kinh doanh, Chuẩn mực Kế toán số 25 – Báo cáo Tài chính hợp nhất và kế toán khoản đầu tư vào công ty con và Thông tư số 21/2006/TT-BTC, Thông tư số 161/2007/TT-BTC là kim chỉ nam để kế toán thực hiện lập Báo cáo Tài chính hợp nhất cho một Tập đoàn.

Theo hệ thống Chuẩn mực và Thông tư này, kế toán sẽ có những thông tin cơ bản và chung nhất của qui trình lập Báo cáo Tài chính hợp nhất, và kế toán có thể dựa vào qui trình đó để xây dựng qui trình cụ thể cho riêng Tập đoàn của mình.

Tuy nhiên, thực tế ứng dụng cho thấy, Hệ thống Chuẩn mực và Thông tư này chưa bao quát được những tình huống (rất) có thể xảy ra trong thực tế, do đó kế toán có thể lúng túng khi gặp những tình huống này. Dưới đây là một vài tình huống như vậy:

1. Tập đoàn bao gồm nhiều mẹ, nhiều con
Trong thực tế hoàn toàn có thể có những cấu trúc Tập đoàn sau:

Hệ thống Chuẩn mực và Thông tư hướng dẫn đưa cho kế toán những Tập đoàn này kim chỉ nam gì?
• Cách xác định quyền biểu quyết và quyền kiểm soát
• Khi nào thì một công ty mẹ phải lập Báo cáo Tài chính hợp nhất và khi nào không phải lập Báo cáo Tài chính hợp nhất

Trong khi đó, Hệ thống Chuẩn mực và Thông tư hướng dẫn chưa có những hướng dẫn cụ thể của qui trình hợp nhất đối với những trường hợp tiêu biểu này

2. Công ty con mua lại cổ phiếu quĩ

Đây là tình huống hoàn toàn có thể xảy ra trong thực tế, vì đây là giao dịch được pháp luật công nhận. Tuy nhiên kế toán có thể lúng túng trong xử lý tình huống khi gặp trường hợp này do không tìm thấy hướng dẫn tại Hệ thống Chuẩn mực và Thông tư liên quan

3. Thay đổi cấu trúc Tập đoàn trong kỳ báo cáo
Trong thực tế, có thể xảy ra tình huống thay đổi cấu trúc Tập đoàn, ví dụ như một Tập đoàn ban đầu có cấu trúc như sau:

Sau giao dịch Công ty B mua lại 30% cổ phần của Công ty C (do Công ty A đang nắm giữ)

Tuy nhiên, kế toán sẽ không tìm được giải pháp cho tình huống này khi nghiên cứu hệ thống Chuẩn mực và Thông tư liên quan. Ngay cả đối với giao dịch Công ty mẹ bán cổ phần (một phần hoặc toàn bộ), kế toán cũng có thể gặp khó khăn trong xử lý khi rơi vào tình huống này.

4. Chi trả cổ tức bằng cổ phiếu quĩ

Cũng tương tự như những tình huống trên, đây là tình huống sẽ gây ‘đau đầu’ cho bộ phận kế toán của hầu hết các Tập đoàn khi gặp phải, giải pháp sẽ không thể tìm thấy tại Hệ thống Chuẩn mực và Thông tư hướng dẫn

5. Lập Báo cáo Tài chính cho những năm tiếp theo

Với Báo cáo Tài chính đơn lẻ, Báo cáo của những năm sau sẽ được lập dựa trên Báo cáo Tài chính của năm trước đó, tuy nhiên điều này có đúng khi lập Báo cáo Tài chính hợp nhất? Đây cũng là bài toán cần các kế toán viên giải đáp, và câu trả lời sẽ không nằm trong Hệ thống Chuẩn mực kế toán cũng như Thông tư hướng dẫn

6. ….

IV. Hiểu bản chất – Giải pháp bền vững
Vậy giải pháp cho những tình huống trên là gì?

Có nhiều giải pháp để giải quyết những vấn đề trên, ví dụ như tham vấn các chuyên gia, hoặc nghiên cứu các giải pháp tương tự từ các Tập đoàn khác … Tuy nhiên, một giải pháp được cho là bền vững nhất là: Hiểu bản chất vấn đề và giải quyết vấn đề theo bản chất.

Có 2 vấn đề mà kế toán cần hiểu bản chất ở đây:
1. Bản chất của việc lập Báo cáo Tài chính hợp nhất
Như đã đề cập ở trên: “Bản chất của lập Báo cáo Tài chính hợp nhất là lập Báo cáo Tài chính thể hiện vị thế tổng thể của một Tập đoàn tại một thời điểm và kết quả kinh doanh của một Tập đoàn qua một thời kỳ”

2. Bản chất của tình huống/ giao dịch

Kế toán phải nhìn nhận về những ảnh hưởng của tình huống/ giao dịch tới vị thế tài chính cũng như kết quả hoạt động kinh doanh của Tập đoàn. Từ đó có những ‘ứng xử’ kế toán tương ứng và phù hợp.

Với mục đích cung cấp tới người học nền tảng cơ bản để có thể phân tích và hiểu hai vấn đề nêu trên, Vietsourcing đã thiết kế chương trình đào tạo đặc biệt về ‘Hợp nhất Báo cáo Tài chính’, chương trình đào tạo sẽ bao gồm hai cấp độ: Cơ bản và nâng cao

Cấp độ cơ bản được thiết kế dành cho những kế toán viên chưa có kinh nghiệm thực tế về hợp nhất kinh doanh và lập Báo cáo Tài chính hợp nhất cũng như chưa hiểu bản chất của công việc này là gì, khóa học sẽ tiếp cận người học theo phương châm: Thực tiễn và bản chất vấn đề, học viên sẽ:
• Được tiếp cận với hệ thống chứng từ cụ thể của các khoản đầu tư, ví dụ như Biên bản họp của Hội đồng quản trị, Chứng nhận doanh nghiệp … Từ đó tự nhìn nhận và tính toán quyền biểu quyết và quyền kiểm soát.
• Được giải thích về bản chất về các thuật ngữ liên quan như lợi thế thương mại, giao dịch nội bộ Tập đoàn …
• Được giải thích rõ ràng về qui trình lập Báo cáo Tài chính hợp nhất, mục đích thực tế của mỗi bước trong qui trình
• Được nhìn nhận tất cả các vấn đề trên thông qua tình huống cụ thể tại một Tập đoàn cụ thể, từ đó có thể dễ hình dung và áp dụng với Tập đoàn của mình

Một số tình huống/ giao dịch được giới thiệu tại khóa học này là:

• Tính toán quyền biểu quyết và quyền kiểm soát của một Tập đoàn bao gồm 1 Công ty mẹ và 2 Công ty con
• Công ty mẹ thực hiện đầu tư vào công ty con tại thời điểm giữa niên độ kế toán, khoản đầu tư có phát sinh lợi thế thương mại
• Công ty mẹ và Công ty con có giao dịch nội bộ Tập đoàn (mua bán hàng hóa nội bộ, mua bán tài sản nội bộ, vay nội bộ)
• Công ty mẹ và Công ty con có số dư nội bộ Tập đoàn
• Báo cáo Tài chính hợp nhất được lập cho 3 năm hoạt động

Cấp độ nâng cao được thiết kế dành cho lãnh đạo Bộ phận kế toán cũng như Trưởng phòng nghiệp vụ của các Công ty kiểm toán, khóa học cũng tiếp cận học viên theo phương châm: Thực tiễn và bản chất vấn đề, học viên sẽ:

• Được nhìn nhận lại bản chất của qui trình lập Báo cáo Tài chính Hợp nhất
• Được tiếp cận vấn đề theo cách: Phân tích thực tế
• Được tiếp cận một số tình huống cụ thể và xây dựng khả năng tự tìm hiểu tình huống, tự đưa ra các giải pháp, từ đó có thể xây dựng nền tảng cho việc tự đưa ra giải pháp cho những tình huống của Tập đoàn mình
• Được nhìn nhận tất cả các vấn đề trên thông qua tình huống cụ thể tại một Tập đoàn cụ thể, từ đó có thể dễ hình dung và áp dụng với Tập đoàn của mình

Một số tình huống/ giao dịch được giới thiệu tại khóa học này là:

• Tính toán quyền biểu quyết và quyền kiểm soát của một Tập đoàn phức tạp, và cấu trúc Tập đoàn thay đổi trong kỳ kế toán
• Công ty mẹ thực hiện đầu tư vào công ty con tại thời điểm giữa niên độ kế toán, khoản đầu tư có phát sinh lợi thế thương mại, bất lợi thương mại
• Công ty mẹ thực hiện bán bớt cổ phần nắm giữ tại Công ty con trong niên độ kế toán
• Công ty con thực hiện mua lại cổ phiếu quĩ và sử dụng cổ phiếu quĩ để chi trả cổ tức
• Công ty mẹ và Công ty con có giao dịch nội bộ Tập đoàn
• Công ty mẹ và Công ty con có số dư nội bộ Tập đoàn
• Báo cáo Tài chính hợp nhất được lập cho 3 năm hoạt động
• …